Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia kinh tế thế giới

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia kinh tế thế giới

Nguyễn Lê Tùng Phong
Thứ 5, 23/09/2021 | 07:15
0
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm 2021 và có triển vọng tăng tốc trong năm 2022, theo ADB và chuyên gia kinh tế của WB Việt Nam Dorsati Madani.

Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm 2021 và tăng tốc trở lại trong năm 2022, theo báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tháng 9/2021.

Báo cáo này đã hạ dự báo tỉ lệ tăng GDP của Việt Nam trong năm 2021 xuống 3,8%, giảm đáng kể so với mức dự báo 6,7% vào tháng 4/2021 và 5,8% vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng năm 2022 không giảm quá sâu, ở mức 6,5%, khi so sánh với dự báo 7% trong báo cáo tháng 4 và tháng 7/2021 của tổ chức này.

Tác động của đợt dịch thứ tư

Trao đổi với Người Đưa Tin trong buổi phỏng vấn riêng sau họp báo sáng 22/9, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết dự báo tăng trưởng trước đó của ADB được tính toán dựa trên đà tăng trưởng khi Việt Nam kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, đợt dịch thứ tư với biến chủng Delta đã khiến ADB hạ dự báo tăng trưởng xuống 3,8%, sát với con số Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo gần đây là 3,5-4%.

Cả ADB và Ngân hàng Thế giới (WB) đều chia sẻ quan điểm rằng đại dịch Covid-19 tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8.

Kinh tế vĩ mô - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia kinh tế thế giới

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế từ năm 2019 đến hết nửa đầu năm 2021. Nguồn: Tổng cục Thống kê, ước tính của ADB 

Theo báo cáo vừa công bố của ADB, giãn cách xã hội ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và các khu vực sản xuất công nghiệp lân cận, đóng góp đến 50% GDP cả nước, đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 8 giảm 4,2% so với tháng trước đó và 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này thấp hơn dự kiến của bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam. Bà cho rằng lý do của việc này nằm ở việc các doanh nghiệp đã linh hoạt tìm cách tiếp tục sản xuất tại các nhà máy, đi kèm với đó là sự chuyển dịch sản xuất ra các khu vực công nghiệp miền Bắc ít chịu ảnh hưởng giãn cách xã hội hơn. 

Giãn cách xã hội cũng làm giảm tổng mức bán lẻ trong tháng 8 (10,5%) so với tháng trước đó và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chiếm nhiều nhất là bán lẻ hàng hóa. Đợt dịch thứ tư kéo dài đã làm giảm sút đáng kể cầu tiêu dùng và gây gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa không thể trụ lại thị trường, ngay cả khi họ đã sống sót qua đợt dịch đầu tiên vào tháng 4/2020. 

Kinh tế vĩ mô - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia kinh tế thế giới (Hình 2).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2016 đến hết tháng 8/2021. Nguồn: Haver Analytics (dữ liệu truy cập ngày 24/8/2021)

Sản xuất gặp khó khăn và gián đoạn nguồn lao động đã hạn chế đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo ADB, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng đầu tư cao hơn so với cùng kỳ 2020, khả năng do các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của đại dịch và các doanh nghiệp cũng đã trở nên linh hoạt hơn, nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ 2019. Đầu tư từ ngân sách nhà nước trong tháng 8 giảm 7,1% so với tháng 7 và 24,7% so với cùng kỳ 2020, trong khi giải ngân vốn đầu tư nước ngoài cũng chậm lại đáng kể.

Đánh giá về trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam trên con đường vượt qua đại dịch, chuyên gia kinh tế của WB Việt Nam - bà Dorsati Madani cho rằng rất khó tổng hợp ra một vấn đề quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Thay vào đó, bà đã tiếp cận vấn đề này từ phía cung và phía cầu của thị trường. 

Từ phía cung, vốn sản xuất và vốn lưu động sẽ là thiết yếu đối với các doanh nghiệp khi giai đoạn giãn cách kết thúc. Cùng với đó, bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào và lao động cũng là thách thức lớn cần vượt qua.

Về phía cầu, cách chính phủ kiểm soát diễn biến dịch và mức độ tuân thủ quy định phòng chống dịch của người dân là yếu tố then chốt nhằm đẩy mạnh cho tăng trưởng cầu. 

Bên cạnh các trở ngại này, báo cáo của ADB cho rằng thủ tục hành chính phức tạp trong giải phóng mặt bằng, giao thông vận tải và giải ngân khoản hỗ trợ tài chính trong doanh nghiệp, cùng với chi phí nguyên vật liệu tăng và khả năng thiên tai xảy ra trong những tháng cuối năm 2021 cũng sẽ gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế nói chung và cho hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. 

Triển vọng phục hồi trong năm 2022

Tuy nhiên, dù hạ dự báo tăng trưởng trước những khó khăn đợt dịch thứ tư mang lại, ADB vẫn duy trì một số dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi của kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Theo đó, các hiệp định thương mại tự do và sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu sẽ hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử và nông sản. Nhu cầu tăng đối với các dịch vụ trực tuyến và chăm sóc sức khỏe sẽ duy trì tăng trưởng của các nhóm ngành này. Thêm vào đó, tầng lớp trung lưu đang mở rộng và lực lượng lao động trẻ, năng động cũng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trở lại.

Kinh tế vĩ mô - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia kinh tế thế giới (Hình 3).

Bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 

Để có thể hướng tới một năm 2022 với đà hồi phục kinh tế, cả ADB và bà Madani đều cho rằng ưu tiên trước mắt của Chính phủ Việt Nam là tăng tốc chiến dịch tiêm vắc-xin, lấy nền tảng tăng cường mua và kêu gọi hỗ trợ vắc-xin từ các nguồn bên ngoài kết hợp với sản xuất vắc-xin trong nước. Đồng thời, đơn giản hóa và số hóa các loại thủ tục hành chính, giải ngân hiệu quả các khoản hỗ trợ doanh nghiệp và cung ứng đủ nhu yếu phẩm cùng tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là các nhóm yếu thế, sẽ giúp củng cố khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. 

Về phía các doanh nghiệp, theo bà Madani, trong ngắn hạn các doanh nghiệp cần làm hết sức để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn phòng dịch, tránh gây bùng phát dịch dẫn đến phong tỏa và giãn cách. Trong trung và dài hạn, sẵn sàng sử dụng nền tảng số một cách linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, quảng cáo rộng rãi hơn, dễ đến được với khách hàng và hoạt động bền vững hơn.

Thúc đẩy đầu tư tư nhân trong ngành điện là yêu cầu bức thiết

Thứ 4, 22/09/2021 | 18:26
Theo báo cáo mới công bố của IFC và WB, ngành điện Việt Nam cần tổng vốn đầu tư 185 tỷ USD cho đến năm 2030, trong đó vốn đầu tư tư nhân chiếm tỉ trọng lớn.

ADB lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam

Thứ 4, 22/09/2021 | 11:40
Theo ADB, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng.

IFC: Nhất thiết cần thúc đẩy một khu vực kinh tế tư nhân năng động

Thứ 4, 22/09/2021 | 09:01
Theo IFC, kinh tế tư nhân đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển vượt bậc của Việt Nam thời gian qua và cần khai thác tiềm năng khu vực này mạnh mẽ hơn.

WB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam xuống 4,8%

Thứ 4, 25/08/2021 | 07:00
Dự báo này thấp hơn 2 điểm phần trăm được chính World Bank đưa ra hồi tháng 12/2020. Nhưng từ năm 2022, nền kinh tế có thể quay trở lại mức tăng trước đại dịch.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.