Tập tài liệu từ bãi rác làm nổi sóng dư luận Mỹ

Tập tài liệu từ bãi rác làm nổi sóng dư luận Mỹ

Thứ 5, 27/12/2012 23:54

7 năm trước, vụ thảm sát có tên Haditha với cái chết của 15 thường dân Iraq đã khiến cả thế giới phải rúng động. Lính Mỹ cho rằng, đó chỉ là một vụ tai nạn nhưng nhiều người lại cho hay, đây là một cuộc trả nợ máu.

Khi những tranh cãi này vẫn chưa được ngã ngũ thì cuối tháng 12 vừa qua, báo The New York Times của Mỹ đã cho công bố 400 trang tư liệu mật về cuộc thảm sát này.

Thế giới - Tập tài liệu từ bãi rác làm nổi sóng dư luận Mỹ

Dân thường rất dễ trở thành nạn nhân oan uổng trong cuộc chiến Iraq

Vụ thảm sát hay là tai nạn?

Sáng ngày 19/11/2005, một quả bom đã làm nổ tung chiếc xe chở lính thủy đánh bộ Mỹ thuộc Công ty Kilo, Tiểu đoàn 3, đơn vị thủy quân lục chiến (TQLC) số 1 của Mọ, trên con đường gần Haditha, một thị trấn yên tĩnh thuộc tỉnh Anbar, miền Tây Iraq. Vụ nổ đã giết chết Lance Corporal Miguel Terrazas (T.J.), 20 tuổi, đến từ El Paso, Texas, Mỹ.

Ngày hôm sau, trại Camp Blue Diamond, tại Ramadi thông báo Terrazas cùng 15 thường dân Iraq đã bị thiệt mạng trong một vụ nổ bom, và những tay súng đã tấn công đoàn xe hộ tống bằng đạn cỡ nhỏ. Lính Mỹ bắn trả, giết chết 8 quân nổi dậy và làm một tên khác bị thương. Sau đó, lính thủy đánh bộ thuộc Công ty Kilo tổ chức lễ tiễn biệt Terrazas tại trại của họ ở Haditha. Trên bia đá, họ viết dòng chữ: "T.J., anh là một người bạn lớn. Chúng tôi sẽ luôn nhớ về anh".

Tuy nhiên, chi tiết những gì xảy ra vào buổi sáng hôm đó còn kinh hoàng và lộn xộn hơn thông tin mà quân đội Mỹ bước đầu thông báo. Theo các nhân chứng và các quan chức địa phương trả lời phỏng vấn thì thường dân Iraq thiệt mạng ngày hôm đó không phải do bom nổ bên đường, mà do chính lính thủy đánh bộ Mỹ. Họ đã nổi cơn thịnh nộ với thường dân sau vụ tấn công, giết chết 15 người Iraq không hề mang vũ khí ngay tại nhà họ. Trong số nạn nhân, có 7 phụ nữ và 3 trẻ em.

Cơn thịnh nộ của người dân Iraq tiếp tục lên tới đỉnh điểm khi cùng một ngày, Bộ Tư lệnh TQLC Mỹ nhận được báo cáo trên, một sinh viên khoa báo chí Iraq tên Taher Thabet dùng máy quay phim cá nhân đến nhà xác thành phố quay những thi thể nạn nhân, trong đó có 7 phụ nữ và 3 trẻ em, một số mặc áo ngủ và hiện trường vụ thảm sát là những ngôi nhà mà lính Mỹ báo cáo là chứa chấp các tay súng của địch.

Thabet không giấu được sự giận dữ qua những gì anh thấy và ghi nhận: "Có thể nói bọn họ là một lũ điên. Họ không những giết hại dân chúng mà còn đập phá đồ đạc trong nhà. Nói chính xác, đây không phải là một chiến dịch quân sự”. Nói cách khác, "đây là một vụ lạm dụng sức mạnh tệ hại nhất kể từ khi Mỹ xâm lược Iraq", theo lời một viên chức Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu sau đó.

Đầu tiên, cuộn băng video của Thabet được một tổ chức nhân quyền Iraq gửi đến tạp chí Times (Mỹ) vào tháng 1/2006. The Times đem chuyện này hỏi Bộ Tư lệnh TQLC ở Iraq. Người phát ngôn của binh chủng này bác bỏ mọi yêu cầu điều tra vụ việc. Ông ta nói: "Thật tình tôi không thể nào hiểu nổi các ông mà cũng tin vào những luận điệu tuyên truyền của AQI (Al-queda ở Iraq) đó ư?".

Không hài lòng với thái độ trên của TQLC, The Times sao gửi một bản video khác cho đại tá Barry Johnson, người phát ngôn quân sự Mỹ tại Iraq. Sau khi xem cuộn băng, ông này cho mở một cuộc điều tra chính thức.

Chưa điều tra xong, tài liệu đã bị thiêu hủy

Sự việc trên sẽ lại trôi vào quên lãng, sau 7 năm Bộ Quốc phòng Mỹ bắt tay vào điều tra nhưng vẫn chưa có được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, mọi việc đã trở nên nóng hổi hơn khi vào cuối tháng 12/2011, những tài liệu trong vụ thảm sát này được tìm thấy trong một bãi rác và đang chờ người ta thiêu hủy.

Tờ The New York Times cho hay, một phóng viên chiến trường của báo này vào ngày 14/12/2011 đã tìm thấy rất nhiều tài liệu quân sự của Mỹ chuẩn bị được mang đi thiêu hủy tại một vùng ngoại ô của thành phố Baghdad. Vào thời điểm đó, một nhân viên của bãi rác này đã chuẩn bị đem thiêu hủy tập tài liệu. "Tôi còn tìm thấy trong đó một số tài liệu quân sự quan trọng khác", phóng viên này cho hay.

Theo những nhân viên làm việc tại bãi rác này cho biết, đống tài liệu trên được một nhà thầu tại một căn cứ quân sự của Mỹ chuyển đến. Cách đó nhiều ngày, họ đã liên tục vận chuyển đến bãi rác những tài liệu quân sự. "Tôi không biết họ viết gì trên đó nhưng số tài liệu được vận chuyển tới đây trước đó cũng đã bị thiêu hủy sạch sẽ", nhân viên của bãi rác nói thêm.

Sau khi nhận được thông tin trên, đại tá Barry Johnson - phát ngôn viên của quân đội Mỹ, cho biết, những tập tài liệu này vẫn chưa được giải mật hết. Tuy nhiên theo lời của người phát ngôn này, "mặc dù hành động này là không thích hợp, nhưng sau này quân đội Mỹ vẫn có thể tiến hành điều tra lại và quan trọng là chúng tôi không thể tiết lộ những thông tin quân sự quan trọng khác cho các vị", ông Barry Johnson nói với The New York Times.

Sự thật đang bị che giấu?

Theo những tài liệu mà The New York Times có được sau khi vụ thảm sát diễn ra, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành điều tra vụ việc này trong vòng 3 tuần. Cuộc điều tra được thực hiện dưới sự chỉ huy của đại tá Gregory Watt, tuy nhiên tất cả những thông tin về cuộc điều tra này chưa bao giờ được công khai.

Cũng sau khi cuộc thảm sát xảy ra, những người dân trả lời phỏng vấn với The New York Times đã tái dựng các sự kiện, và tạo nên một bức tranh bạo lực đầy kinh hoàng của lính Mỹ. Họ đã phản ứng một cách hung bạo sau khi bị mất một người của mình trong vụ tấn công của quân nổi dậy.

"Khi lính Mỹ tiến vào nhà, họ la ó bằng tiếng Anh. Đầu tiên họ đi vào phòng bố cháu, nơi ông đang đọc kinh Koran. Rồi chúng cháu nghe thấy tiếng súng", đó là lời kể của cô bé Eman Waleed, 9 tuổi, sống chỉ cách nơi xảy ra vụ nổ 100m.

Hệ quả từ tâm lý bất an của lính Mỹ?

Trái ngược với thái độ dửng dưng của phát ngôn viên quân đội Mỹ, chỉ huy quân đội Mỹ tại phía Tây tỉnh Anbar của Irap - đại tá Thomas Carrick lại cho hay, chính ông đã tận mắt chứng kiến một số thi thể bị cắt cổ họng, có cả những người bị cắt đầu... trong vụ án này. "Bạn biết đấy, đôi khi dân thường sẽ là những người chết mà không biết nguyên nhân. Những gì tôi đã chứng kiến chỉ chứng minh tâm lý bất an của lính Mỹ tại chiến trường Iraq", đại tá Thomas cho hay.

Theo lời kể của cô bé Eman, lính Mỹ sau đó tiến vào phòng khách. “Cháu không nhìn rõ mặt họ, chỉ thấy súng của họ chĩa vào từ cửa ra vào. Cháu thấy họ bắn ông cháu, đầu tiên vào ngực, rồi vào đầu. Sau đó, họ giết bà cháu", Eman nhớ lại. Cô bé cho biết lính Mỹ bắt đầu bắn vào góc phòng, nơi cô bé và em trai Abdul Rahman, 8 tuổi, đang trốn. Những người lớn khác đã che đạn cho trẻ con và họ đều phải nhận lấy cái chết. Chân của Eman cũng bị dính một mảnh đạn, còn Abdul Rahman bị bắn ở gần lưng.

Những thông tin trên hiện giờ chưa đủ để kết tội lính Mỹ đã giết người vô tội ở Haditha. Nhưng các những gì mà các tổ chức nhân quyền điều tra và những gì mà người sống sót và các nhà chức trách địa phương cung cấp đã nói lên tất cả. Bác sỹ Wahid, giám đốc bệnh viện địa phương ở Haditha, người đã yêu cầu giấu tên gia đình mình vì sợ lính Mỹ trả thù cho biết, lính Mỹ đã mang 15 xác chết tới bệnh viện của ông vào giữa đêm ngày 19/11. Và họ nói với ông những nạn nhân này bị giết do bom gài bên đường phát nổ.

“Nhưng điều rõ ràng với chúng tôi là không hề có một bộ phận nào bị bằm nát do các mảnh bom. Các vết thương do đạn có thể nhìn thấy rất rõ. Hầu hết các nạn nhân đều bị bắn vào ngực, vào đầu, ở cự ly rất gần”, vị bác sỹ này cho biết.

Sau khi nhận được thông tin về cái chết của 15 người dân vô tội, chỉ huy quân sự cao cấp của Mỹ tại chiến trường Iraq - James Trask Rosen khi đó đã thản nhiên nói rằng: "Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi nghe thông tin này. Ai có thể khẳng định những người đã chết không phải là người xấu? Hơn nữa, ở một nơi xa xôi như vậy, thời tiết lại quá nóng bức, liệu bạn có thể kiểm soát nổi bản thân mình!?".

Mặc dù công khai trước các phương tiện thông tin đại chúng về vụ thảm sát là để tự vệ, tuy nhiên chỉ 1 tuần sau cuộc tấn công, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi trả 2500 USD cho mỗi một nạn nhân. Được biết, đây là mức phí bồi thường cao nhất trong quy định, bao gồm cả hành động cố ý từ phía quân đội Mỹ.

Cũng chỉ sau đó gần 1 năm, vào ngày 29/5/2006, tạp chí The Times của Mỹ đã đưa thông tin về việc miễn truy tố với 3 lính Mỹ tham gia trực tiếp vụ thảm sát này. Cũng theo Times, vào thời điểm đó có tới 6 lính Mỹ bị buộc tội, tuy nhiên sau đó một người đã hoàn toàn trắng án, 5 người còn lại vẫn chưa bị hình phạt nào, cho đến khi một tòa án quân sự tại Mỹ tuyên án vào tháng 5/2012 tới đây.

Hải Hiền


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.