Những lợi ích khi tập thể dục đối với bệnh nhân ung thư?
Bệnh nhân ung thư phải gặp nhiều tác dụng phụ do khối u, quá trình điều trị khiến cơ thể bị suy kiệt, mệt mỏi. Do đó, ngoài việc ăn uống hàng ngày bổ sung chất dinh dưỡng thì tập thể dục cũng là phương pháp giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế một số tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư.
- Tập thể dục giúp hạn chế một số tác dụng phụ của quá trình điều trị
Mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức cơ thể, lo lắng, trầm cảm... là những tác dụng phụ thường gặp nhất trong quá trình điều trị ung thư. Khi tập thể dục sẽ giúp khí huyết được lưu thông. Từ đó giảm nhẹ bớt các triệu chứng ấy.
Ngoài ra, điều trị còn khiến bệnh nhân đầy bụng, chán ăn, khó tiêu hóa hấp thu thức ăn. Vậy nên khi tập thể sẽ giúp cơ thể tiêu hoa năng lượng, tạo cảm giác đói bụng, thèm ăn và tránh được tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau ăn.
Nhờ vậy mà khi tập thể dục sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị thành công bệnh. Nghiên cứu tại Australia cho thấy: Khi tập thể dục sẽ là tăng mức chịu đựng của cơ thể và có thể giúp gia tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.
- Tập thể dục giúp đẩy lùi, giảm nhẹ một số bệnh khác
Duy trì tập thể dục thường xuyên điều độ không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư mà chúng còn có khả năng phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm khác như:
+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp: suy tim, hẹp hở van tim, cao huyết áp,....
+ Phòng tránh và ngăn chặn tiểu đường loại 2.
+ Làm xương chắc khỏe và chống loãng xương khi xương hấp thụ canxi kém đi (ở những người cao tuổi)
+ Giảm viêm đường hô hấp ở những người bị bệnh hen suyễn,....
Ngoài ra việc tập thể dục còn giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ; tăng khả năng thăng bằng cơ thể, giảm nguy cơ ngã những chấn thương nhẹ; làm tăng lượng cholesterol 'tốt' và giảm lượng cholesterol 'xấu'; ….
3 bài tập thể dục có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư
Tập Yoga
Một số loại thuốc trong quá trình điều trị có thể gây mất mất thăng bằng, mật độ xương giảm khiến dễ bị gãy xương ở bệnh nhân đang hóa trị. Do đó, việc tập yoga sẽ giúp bệnh nhân tăng cường khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, tránh không bị trượt ngã hoặc xáo trộn.
Ngoài ra tập luyện thường xuyên sẽ giúp: điều hòa nhịp thở, tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, mất ngủ,....
Vì vậy mỗi bệnh nhân nên dành ít nhất 30 phút/ ngày để luyện tập. Và cần duy trì để thấy được hiệu quả rõ nhất.
Các bài tập Aerobics
Tập Aerobics là sự kết hợp của các động tác như đi bộ, đạp xe và chạy bộ. Chúng có tác dụng làm sạch cơ thể nhanh chóng, giảm mỡ và tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Do đó nếu duy trì trọng lượng cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát triển và tái phát ung thư. Bởi thừa cân nặng là một trong những yếu tố gây bệnh ung thư.
Tập luyện aerobics cũng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và tốt hơn trong quá trình tiến hành điều trị bệnh ung thư. Đồng thời còn có khả năng cải thiện sự phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với một bệnh nhân ung thư có thể trạng yếu, không đủ năng lượng tập một bài tập thông thường trong 30 phút. Bệnh nhân có thể chia nhỏ số phút tập thành 10 phút/bài tập và chia ra 3 lần tập/ngày để có hiệu quả tương đương.
Các bài tập co giãn cơ
Trường hợp bệnh nhân ung thư phải phẫu thuật, họ sẽ cảm thấy một vài bộ phận nhất định của cơ thể bị yếu đi. Chẳng hạn như người bệnh ung thư vú có thể cảm thấy vai yếu sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú.
Do đó, những bài luyện tập co giãn cơ giúp cải thiện, phục hồi lại chức năng hoạt động của những cơ quan ấy. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện các bài tập co giãn cơ bệnh nhân cần tham khảo, hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh gây nên những hậu quả khác xấu hơn.
Với người khỏe mạnh việc tập thể dục đóng vai trò quan trọng. Nhưng đối với bệnh nhân ung thư tập thể dục còn quan trọng hơn nữa. Bởi có như vậy cơ thể bệnh nhân mới khỏe mạnh để hoàn thành phác đồ điều trị. Do đó, hãy cố gắng dành thời gian, xây dựng kế hoạch tập thể dục để giúp tăng hiệu quả của quá trình điều trị ung thư.
Xem thêm các bài liên quan:
Giải đáp câu hỏi: Ngồi thiền chữa bệnh ung thư được không?
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư: Nên và không nên
Phạm Hưng