Tập trận trên mẫu hạm của Trung Quốc?

Thứ 6, 28/12/2012 00:01

Theo thông tin mới nhất từ tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin quân sự cho hay, máy bay Trung Quốc sắp diễn tập cất/hạ cánh trên tàu sân bay đầu tiên có tên là Thi Lang của nước này. Đây là tàu sân bay đầu tiên được được hạ thủy chạy thử nghiệm vào ngày 10/8 trước đó.

Được biết, các máy bay chiến đấu J-15 sẽ luyện tập tiếp cận tàu sân bay, hạ cánh và sau đó nhanh chóng cất cánh trở lại. Cũng theo tờ Hoàn cầu, chính quyền Trung Quốc đã áp đặt lệnh hạn chế sử dụng sóng vô tuyến trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Liêu Ninh. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối cho biết thời điểm diễn tập cụ thể.

Hàng không mẫu hạm Thi Lang- tên của viên thủy sư đô đốc nhà Thanh từng đánh chiếm đảo Đài Loan - đã rời xưởng đóng tàu ở cảng Đại Liên, bắt đầu chuyến thử nghiệm trên biển vào ngày 10/8/2011. Hành trình của tàu sân bay Thi Lang được giữ tuyệt đối bí mật và cũng không rõ nó sẽ thử nghiệm hoạt động trong bao lâu. Mặc dù luôn khẳng định tàu sân bay Thi Lang chỉ được dùng vào việc huấn luyện, thế nhưng, một ngày sau khi chiếc tàu này được hạ thủy, Bắc Kinh đã gián tiếp đe dọa có thể sử dụng chiếc tàu sân bay này trong các vụ tranh chấp trên biển.

Sau khi có thông tin về tàu sân bay Thi Lang được hạ thủy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do quân đội Trung Quốc cần đến tàu sân bay. “Tàu sân bay là loại khí tài có đặc tính tấn công rất linh hoạt, nên chúng tôi muốn Trung Quốc giải thích tại sao lại phải cần có tàu sân bay”, ông Kitazawa tuyên bố trước báo giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản không ngại ngần khẳng định rằng việc Trung Quốc có tàu sân bay “sẽ gây những ảnh hưởng lớn trong khu vực”.

Trước đó, vào ngày 12/4 Báo Đài Loan hôm nêu ra lo ngại rằng: “Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sắp hoàn tất sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Đài Bắc”.

Còn Mỹ cho rằng, sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc trang bị và đưa vào sử dụng là một “thách thức” với thế thượng phong trên Thái Bình Dương của nước họ. Dù hiện nay Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ làm chủ 5 tổ hợp tác chiến gồm các hàng không mẫu hạm, phi cơ và tàu ngầm, Tư lệnh Robert Willard vẫn cho rằng, Trung Quốc đang “biến đổi cán cân quyền lực trong vùng”.

Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ thiết kế tiếp các tàu chiến và tàu sân bay ra sao nhưng có các nguồn tin nói Hải quân Trung Quốc đặt ra tham vọng lập một hạm đội vào 2016.

Thủy Bình

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.