Tàu cá Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài gia tăng

Tàu cá Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài gia tăng

Nguyễn Thị Thu Dịu

Nguyễn Thị Thu Dịu

Thứ 5, 12/09/2024 07:00

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, Bình Định có 10 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ. Trong đó, 10/10 tàu hoạt động, neo đậu và xuất bến ngoài tỉnh, hàng năm không về địa phương.

Nhóm tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều năm không về địa phương

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định thông tin, mặc dù công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng tồn tại lớn nhất hiện nay là tình trạng tàu cá, ngư dân tỉnh Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt (tăng hơn so với cùng kỳ năm 2023).

Tàu cá của ngư dân Bình Định xuất bến trong tỉnh không có trường hợp vi phạm. Ảnh: Phan Tín

Tàu cá của ngư dân Bình Định xuất bến trong tỉnh không có trường hợp vi phạm. Ảnh: Phan Tín

Từ đầu năm 2024 đến nay, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, toàn tỉnh có 10 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, trong đó có 10/10 tàu cá hoạt động, neo đậu và xuất bến ngoài tỉnh, hàng năm không về địa phương (Bà Rịa – Vũng Tàu 7 tàu, Kiên Giang 3 tàu).

Có 9/10 tàu cá có chiều dài dưới 15m - không thuộc đối tượng bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình), làm nghề câu mực, tuổi tàu trên dưới 30 năm, tàu cũ, ít giá trị; còn lại một tàu có chiều dài trên 15m, đã trang bị thiết bị giám sát hành trình, xuất bến tại tỉnh Kiên Giang nhưng không mở máy xuất bến đi khai thác thủy sản, các lực lượng chức năng của tỉnh Kiên Giang không phát hiện.

Bình Định thành lập nhiều đoàn công tác vào các tỉnh phía Nam tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh: Ngô Thoại

Bình Định thành lập nhiều đoàn công tác vào các tỉnh phía Nam tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh: Ngô Thoại

Theo ngành chức năng tỉnh Bình Định, tất cả tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài đều hoạt động, xuất nhập bến và neo đậu ngoài tỉnh (tập trung ở các tỉnh phía Nam), hàng năm không về địa phương nên khó khăn trong công tác quản lý.

Ông Trần Văn Phúc – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho hay, từ đầu năm đến nay, tỉnh tổ chức 5 đoàn công tác vào các tỉnh phía Nam để gặp gỡ các chủ tàu, thuyền trưởng tuyên truyền, vận động. Tỉnh tổ chức rà soát danh sách 218 tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m hành nghề câu mực thường xuyên hoạt động ở các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương (đây là nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài).

"Đặc biệt trong tháng 5/2024, Đoàn công tác của tỉnh đã làm việc trực tiếp với nhóm tàu cá này tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, yêu cầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá mới được tham gia đánh bắt thủy sản. Song, tình trạng ngư dân vì lợi ích kinh tế nên vẫn cố tình vi phạm"- ông Phúc nêu vân đề.

Theo phân tích của ngành chức năng tỉnh Bình Định, hiện tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài chủ yếu là tàu cá có chiều dài dưới 15m, không quy định phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nên cơ quan chức năng của tỉnh không kiểm soát được quá trình hoạt động trên biển, không kịp thời phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn kịp thời.

Ngoài ra, khi đăng ký đi khai thác thủy sản, hầu hết các tàu cá này đều đảm bảo điều kiện xuất bến theo quy định, tuy nhiên khi hoạt động trên biển, do các lực lượng chức năng trên biển (kiểm ngư, cảnh sát biển) với lực lượng mỏng, không kiểm soát hết được, các tàu cá này cố tình trốn tránh lực lượng chức năng để đi sang vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép.

Bình Định:Cưỡng chế tài sản, xử phạt nghiêm các chủ tàu cá vi phạm IUUBình Định:Cưỡng chế tài sản, xử phạt nghiêm các chủ tàu cá vi phạm IUU

Tình Bình Định sẽ cưỡng chế tài sản đối với các chủ tàu cá vi phạm IUU (hoạt động đánh bắt cá trái phép...) bị xử phạt nhưng không thực hiện theo quy định.

Kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu các địa phương có tàu cá vi phạm

Trước tình trạng tàu cá của ngư dân Bình Định liên tục bị nước ngoài bắt giữ, ngày 11/9, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức họp triển khai các giải pháp cấp bách về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

Chủ trì cuộc họp này, ông Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đánh gia, những tồn tại, hạn chế kéo dài, chậm khắc phục trong chống khai thác IUU bên cạnh nguyên nhân về nhận thức của ngư dân hạn chế, còn có sự thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cấp ủy các ngành, các cấp của tỉnh này.

Tỉnh ủy Bình Định họp triển khai các giải pháp cấp bách về chống khai thác IUU vào ngày 11/9. Ảnh: Hân Nguyễn

Tỉnh ủy Bình Định họp triển khai các giải pháp cấp bách về chống khai thác IUU vào ngày 11/9. Ảnh: Hân Nguyễn

Người đứng đầu tỉnh Bình Định yêu cấu các cấp, các ngành tiếp tục tập trung triển khai các biện pháp mạnh để chống khai thác IUU; chuẩn bị đón làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 5, đặc biệt là tập trung mọi nguồn lực để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng ngư dân đưa tàu đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo Sở NN&PTNT, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải có tín hiệu giám sát hành trình khi xuất bến và xuyên suốt quá trình hoạt động.

Đồng thời, tỉnh tiếp tục thí điểm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m hành nghề câu mực – đây là nhóm nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài.

Trước đó, vào đầu tháng 4/2024, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về làm việc với tỉnh Bình Định chuẩn bị cho công tác đoàn Đoàn Thanh tra EC. Ảnh: Thu Dịu

Trước đó, vào đầu tháng 4/2024, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về làm việc với tỉnh Bình Định chuẩn bị cho công tác đoàn Đoàn Thanh tra EC. Ảnh: Thu Dịu

Các lực lượng Công an, Biên phòng, Thanh tra Thủy sản phối hợp với chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) tại các địa bàn trọng điểm (huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ) tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Đồng thời, trong tháng 9/2024, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với các sở, ngành và địa phương tiến hành củng cố hồ sơ, xử lý dứt điểm các trường hợp tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài từ tháng 10/2023 đến nay. Khẩn trương xác minh nguồn kinh tế, thu nhập, tài sản để tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp không thi hành quyết định xử phạt theo quy định.

Cùng với đó, trong tháng 9/2024 Bí thư Tỉnh ủy Bình Định yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND các huyện Phù Mỹ, Phù Cát có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nghiêm túc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm; báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ tháng 5/2024, tỉnh triển khai giải pháp mạnh yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới cấp phép khai thác thủy sản, đến ngày 8/9/2024 đã có 148/218 tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m hành nghề câu mực tại các tỉnh phía Nam lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo yêu cầu của tỉnh để tham gia khai thác thủy sản.

Cùng với đó, từ đầu năm 2024 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực thủy sản đối với 93 trường hợp với số tiền là 8,9 tỷ đồng, trong đó xử phạt hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài 08 trường hợp với số tiền hơn 7,2 tỷ đồng, mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển 34 trường hợp với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng; xử phạt các vi phạm có liên quan khác 51 trường hợp với số tiền 305 triệu đồng.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.