Doanh nhân người Thái Bình cho biết đã hoàn thiện tất cả những khâu chuẩn bị cuối cùng và chiếc tàu được kéo khỏi xưởng sản xuất, đưa vào bể thử nghiệm trong chiều ngày 6/1.
Ông Hòa chia sẻ: “Sau nhiều lần lùi lại hạn định thử nghiệm dưới nước vì những lý do kỹ thuật và các khâu kiểm tra độ an toàn gây mất nhiều thời gian hơn dự tính, cuối cùng con tàu đã sẵn sàng để thử nghiệm trong bể nước.”
“Sau khi đã vào trong bể nước hoàn toàn, công đoạn cuối cùng của những người thợ sẽ là lấp kín cửa vào của bể nước và sau đó là thử nghiệm tàu trong môi trường nước. Mục đích của việc thử nghiệm dưới nước này sẽ có thể kiểm tra khả năng hoạt động của con tàu trong môi trường nước.” – ông Hòa cho biết thêm.
Từ trước đến nay, hệ thống không khí tuần hoàn AIP do doanh nhân này nghiên cứu chế tạo mới chỉ được thử nghiệm trên cạn và trong phòng kín, nếu như hệ thống này hoạt động được trong môi trường nước, tàu ngầm Trường Sa sẽ được coi là thành công” – ông Hòa nhận định.
Đội ngũ công nhân của xưởng sản xuất, những người được ông Hòa gọi là cộng sự, góp công góp sức với con tàu Trường Sa.
Những ống dọc thân tàu được ông Hòa chia sẻ là nơi để lắp các dụng cụ của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.
Chân vịt của tàu ngầm Trường Sa.
Bể nước thử nghiệm trước khi cho tàu vào.
Ông Hòa dự kiến, công đoạn lấp kín bể nước này sẽ mất 1 – 2 ngày, sau đó đích thân ông sẽ vận hành con tàu trong bể thử nghiệm, dự kiến đầu tuần tiếp theo sẽ có kết quả cuối cùng. (Ông Hòa thứ hai từ phải sang cùng các nhà nghiên cứu đến thăm con tàu).
Đặt câu hỏi về giả thiết nếu như con tàu không hoạt động được trong bể thử nghiệm, ông Hòa cho biết: “Nếu như tàu ngầm Trường Sa thất bại trong đợt thử nghiệm này, thì tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến đến khi thành công. Tôi làm tàu ngầm vì đam mê khoa học, và với khoa học, có lẽ khó có thể khẳng định bất kỳ điều gì thành công ngay từ lần đầu tiên.”
Theo Báo Đất Việt