Những tưởng chuyện lấn làn chỉ có ở đường bộ, ấy vậy mà trên đường băng ở sân bay quốc tế Fuzhou Changle, phía đông nam Trung Quốc, một chiếc taxi SUV đã chặn mũi, cắt ngang đường bay của máy bay khi chuẩn bị cất cánh.
Theo tờ Scmp, trước sự cố bất ngờ trên, máy bay buộc phải phanh gấp để tránh va chạm. Đại diện phía sân bay cho biết, chiếc SUV này là một phương tiện hỗ trợ mặt đất và họ sẽ điều tra vụ việc, xử lý nghiêm túc.
Khi nhu cầu đi máy bay của người dân ngày một nhiều, bầu trời ngày càng trở nên đông đúc khiến cho những vụ tai nạn cũng tăng lên một cách đáng kể.
Do số lượng chuyến bay được tăng lên hàng ngày, chúng ta cũng không lạ gì với những tin tức như kiểu "máy bay suýt va chạm vào nhau".
Vào ngày 14/5 vừa qua, chiếc xe tải Renault Trafic đã đâm vào chiếc máy bay công Bombardier Global 5000 chở Thủ tướng Đức Angela Merkel tại sân bay Dortmund.
Ba thành viên phi hành đoàn không bị thương tích và hiện chưa rõ mức độ thiệt hại của máy bay. Sau vụ tai nạn, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên một máy bay khác để trở về Berlin.
Năm 2018, các hành khách trên hai chuyến bay Ấn Độ đã trải qua khoảnh khắc sợ hãi và may mắn nhất đời mình khi máy bay Airbus A320neo của hãng Vistara bay gần A319 của Air India ở khoảng cách 30m suýt va chạm nguy hiểm.
Năm 2016, chiếc máy bay số hiệu KA691 chở 300 người đang bắt đầu cất cánh tại sân bay Hong Kong để bay tới Penang đã va phải một xe ô tô và làm tróc toàn bộ nóc xe khiến lái xe ô tô bị thương ở đầu và vai.
Ngành công nghiệp hàng không liên tục tìm kiếm giải pháp để cải thiện các tiêu chuẩn an toàn vì thế nên các vụ tai nạn đụng máy bay sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu trong khâu đảm bảo tính mạng.
Minh Anh