Tây du ký: Chuyện ít biết về 5 bảo bối Phật Tổ Như Lai đưa cho Bồ Tát

Tây du ký: Chuyện ít biết về 5 bảo bối Phật Tổ Như Lai đưa cho Bồ Tát

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 6, 12/05/2023 12:46

Mặc dù đã ra đời từ hàng trăm năm trước nhưng tác phẩm Tây du ký vẫn là một chủ đề hot và luôn thu hút sự quan tâm của công chúng.

Tác phẩm Tây du ký là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc, được viết vào thế kỷ 16. Nó kể về cuộc phiêu lưu của Đường Tam Tạng và các đồ đệ trong hành trình đến Tây Thiên để lấy kinh sách.

Với sự phát triển của công nghệ, Tây du ký cũng được tái hiện lại thông qua nhiều sản phẩm giải trí khác nhau phim ảnh, truyền hình và đặc biệt là các bản game khác nhau. Các fan hâm mộ có thể dễ dàng tiếp cận với tác phẩm này và đưa ra những ý kiến, cảm nhận của riêng mình về những diễn biến trong câu chuyện, tính cách của các nhân vật, ý nghĩa của những bảo bối và những giá trị nhân văn sâu sắc mà tác phẩm mang lại.

Mặc dù đã trải qua nhiều năm, tác phẩm Tây du ký vẫn là một chủ đề hot và luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Trên các diễn đàn, mạng xã hội và các trang tin tức, người hâm mộ hiện đang bàn luận sôi nổi về việc Phật Tổ Như Lai dặn dò Bồ Tát tìm người phương Đông đi thỉnh kinh và ban cho năm thứ bảo bối. Trong đó nhiều người đã đặt ra câu hỏi, về ý nghĩa năm bảo bối này. Dưới đây, Người đưa tin Pháp luật xin được điểm qua ý nghĩa của năm bảo bối trên.

Trong hồi 8 Tây du ký kể rằng, một hôm Phật Tổ Như Lai cùng các chư Phật, Bồ Tát và A La Hán thưởng hội “Vu lan bồn”, làm thơ họa, rồi giảng Pháp. Phật Tổ Như Lai có 3 tạng chân kinh muốn truyền sang Nam Thiệm Bộ Châu ở phương Đông để giáo hóa người xứ này.

Phật Tổ Như Lai nói: “Chuyến đi này phải đi trên mặt đường, không được đi tít trên tầng mây. Mắt cần phải để ý sông núi, ghi nhớ kỹ càng đường sá xa xôi thế nào... Song e rằng vị thiện tín ấy khó đi, ta đưa cho Bồ tát năm thứ bảo bối này”.

Năm bảo bối mà Phật Tổ Như Lai nói tới là một chiếc áo cà sa gấm, một cây gậy tích trượng cửu hoàn và ba chiếc vòng kim cô.

Phật Tổ Như Lai còn nói với Quan Âm Bồ Tát: “Tấm áo cà sa và cây gậy tích trượng đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy kiên tâm đến được đây, mặc tấm áo cà sa của ta, thì thoát khỏi luân hồi, cầm gậy tích trượng của ta thì không bị hãm hại”.

Còn về ba chiếc vòng kim cô, tuy giống nhau nhưng công dụng lại khác nhau. Chiếc vòng thứ nhất được đeo trên đầu của Tôn Ngộ Không có tên gọi là Khẩn cô nhi - nghĩa là quản chặt tâm can. Hàm ý là một người trước hết phải nguyện ý quản chắc cái tâm của mình, thì mới tính là bắt đầu chân chính tu luyện.

Chiếc thứ hai gắn trên đầu Hắc Hùng Tinh (yêu quái Gấu ăn trộm cà sa của Đường Tăng) có tên là Cấm cô nhi, ám chỉ những giới hạn cấm dục của người tu hành.

Chiếc còn lại sau này được Quan Âm đeo vào tay Hồng Hài Nhi, tên gọi Kim cô nhi, ám chỉ việc tâm hỏa của Hồng Hài Nhi đã bị thu phục. Bởi vì Hồng Hài Nhi tâm thuộc tính hỏa, hỏa khắc kim. Một khi Hồng Hài Nhi bị thu phục, cũng chính là chỉ tâm hư hỏa đã tu bỏ đi rồi, cho nên Bồ Tát mới đeo “Kim cô nhi” cho Hồng Hài Nhi.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.