Đường Tăng liệu có phải người phàm trần mạnh nhất Tây Du Ký
Muốn biết rõ chân tướng của sự việc, phải quay về những chương đầu của cuốn tiểu thuyết kỳ vĩ Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân.
Năm Trinh Quán thứ 13, nghĩa đệ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân là Đường Huyền Trang quyết định sang vùng đất Phật thỉnh kinh phổ độ chúng sinh.
Lại nói về Đường Tăng, Đường Tăng quả thật có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.
Bởi người này không nghe giảng Pháp, khinh mạn lời giảng Đạo, cho nên đã bị Đức Như Lai đày đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ.
Cho dù có là học trò, đệ tử của Phật Tổ thì khi phạm Phật quy, phạm tội tày đình vẫn phải chịu phạt như người thường.
Kim Thiền Tử bị đọa sang Đông Thổ Đại Đường liền bắt đầu trải qua kiếp nạn. Cậu bé vừa mới sinh ra đời thì cha đã bị giết, mới vừa đầy tháng mẹ đã phải thả cậu lên bè trôi sông, suýt chút nữa thì bị chết đuối.
Lớn lên đi tìm họ hàng chẳng hề dễ dàng, về sau trên con đường tu luyện tìm chân kinh phải trải qua muôn ngàn sóng gió, hết tai này đến nạn kia.
Mỗi khi gặp khó nạn chỉ cần trong tâm thoáng có niệm không chính, tâm cầu phật có một chút "lung lay" thì mọi công sức đều đổ bể, hơn nữa lại còn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Ít ai biết được rằng quá khứ Đường Tam Tạng đã 9 lần đi lấy kinh và đều bị Sa Tăng ăn thịt. Bởi vậy trong truyện thường nhắc đến câu Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển kiếp 10 lần.
Chính ở kiếp thứ 10, Đường Tăng thu nạp đệ tử: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, và cả kẻ đã ăn thịt mình ở 9 kiếp trước - Sa Ngộ Tĩnh.
Sau đó, bốn thầy trò Đường Tăng kiên định tâm cầu Phật pháp, trải qua 81 nạn mới trở về lại được thế giới Phật.
Bởi có thân thế bất phàm nên Đường Tăng dù là người trần nhưng tiểu yêu không thể làm tổn hại đến, mỗi bước đi đều có chúng tiên cứu nạn, giúp đỡ.
Tuy vậy, nhưng Đường Tăng không phải cao nhân mạnh nhất Tây Du Ký!
Người phàm trần mạnh nhất Tây Du Ký là…..
Clip bật mí người phàm trần mạnh nhất trong Tây Du Ký :
Trong phim Tây Du Ký 1986, một vị cao nhân đến (chính là Quan Âm Bồ Tát hoá thân) cho biết bộ Đại thừa Phật Pháp siêu độ người chết thăng thiên, cứu vớt người hoạn nạn, cởi bỏ cõi vô thường trăm năm, tiêu trừ tai hoạ được để ở đất Phật Tây Thiên cách thành Lạc Dương 1 vạn 800 dặm. Người dám đi sẽ trở về đất Phật sớm tu thành chín quả.
Nghe vậy Đường Huyền Trang thành khẩn rằng: "Đã vậy, đệ tử xin dành chút sức mọn lấy được chân kinh cầu cho giang sơn của bệ hạ vững bền hơn. Đệ tử đã nguyện ra đi nhất định phải đến được Tây Thiên, nếu không lấy được chân kinh nhất định không trở về".
Đường Thái Tông Lý Thế Dân nghe vậy xúc động nói: "Nếu pháp sư đã nguyện làm vây, trẫm nguyện trở thành huynh đệ với pháp sư".
Trước lúc Đường Tăng khởi hành, Đường Thái Tông đã đích thân viết một văn điệp lấy kinh, đóng dấu bảo ấn thông hành, gọi là Thông quan văn điệp.
Ngày tiễn nghĩa đệ Đường Tăng lên đường, Đường Thái Tông tiến về phía trước, bỏ vào chén rượu chay một dúm đất, lại dặn dò Huyền Trang rằng: "Thà một lòng lưu luyến đất quê hương, chớ yêu quê người vạn lượng kim".
Sau khi tiễn biệt Đường Tăng, Đường Thái Tông lệnh cho quan viên thợ thuyền xây dựng Vọng Kinh Lâu ở bên ngoài Tây An, là chuẩn bị để sau này long trọng chào đón kinh Phật. Hàng năm Thái Tông đều đi lên Vọng Kinh Lâu, ngẩng đầu mong ngóng Đường Tăng trở về.
Trong Tây Du Ký, Đường Tăng đi đến nước nào, cũng cần phải xin đóng dấu vào giấy thông hành. Mỗi nơi Đường Tăng đến, sau khi nhìn thấy bút tích của Đường Thái Tông trong văn điệp, vua các nươc bèn vội vàng đóng dấu ngọc tỷ. Đường Tăng sau khi lấy kinh trở về, còn phải giao "thông quan văn điệp" cho Đường Thái Tông.
Trong tiểu thuyết, sẽ thường thấy Đường Tăng thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu nói: "Đệ tử Trần Huyền Trang, phụng thánh chỉ Hoàng đế Đông thổ Đại Đường, phái đi Tây Thiên bái Phật cầu kinh".
Hồi thứ 91 có viết, Đường Tăng khi tới phủ Kim Bình, một hòa thượng chỗ đó nghe nói Đường Tăng là từ Đông thổ Đại Đường đến, luống cuống vội vàng quỳ xuống bái lạy, nói: "Tôi ở đây là người hướng thiện, đọc kinh niệm Phật, chỉ mong tu đạt như Ngài hiện tại, được chuyển sinh vào Trung Hoa. Nhìn qua phong thái ngài là biết, là do đời trước đã tu được, nên nay được thụ hưởng".
Tuy nhiên, nên nhớ rằng, có Đường Thái Tông, mới có chuyện xưa đi lấy kinh. Chính là nhờ Đường Thái Tông độ vong thoát khổ, giải khai trăm nút thắt ai oán, quyết định phái người đi sang Tây Thiên thỉnh kinh.
Đường Thái Tông được du ngoạn 18 tầng Địa phủ. Khi đi qua Uổng Tử Thành, đã chứng kiến vô số oan hồn vô chủ, Đường Thái Tông đã lấy hẳn một kho kim ngân, bố thí cho những cô hồn dã quỷ không ăn không uống, và làm lễ siêu độ cho chúng.
Vua Đường sau khi từ âm phủ trở về, hạ lệnh mở pháp hội cầu siêu. Ở đây có thể nói một chút về vấn đề cầu siêu này, kỳ thực chính là siêu độ cho những sinh mệnh bị chết mà chưa đi hết tiến trình sinh mệnh thiên định.
Việc làm ấy của Đường Thái Tông khiến Thập đại Diêm Vương phải cúi đầu hổ thẹn. Chính điều này khiến Thập Đại Diêm Vương phải kính nể ông, Quan Âm Bồ Tát bảo hộ ông.
Cho đến khi Đường Thái Tông phái Đường Tăng đi sang Tây Thiên thỉnh kinh, chúng Thần trên trời, các Thần Phật gia và Đạo gia đều theo sát trợ giúp cho Đường Tăng, âu cũng là một cách tỏ lòng mến mộ Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
Bởi thế, trong Tây Du Ký, người phàm đạt đến độ cao nhân chân chính ẩn thân chính là Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
(còn nữa)
Minh Anh