Tình cờ nghe được câu chuyện Tôn Ngộ Không hái trộm nhân sâm, hai vị tiên đồng của Trấn Nguyên đại tiên bực tức ra vườn cây hỏi cho ra nhẽ. Đếm đi đếm lại thấy thiếu 4 quả.
[Xem thêm: Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không lại là đệ đệ kết nghĩa của Trấn Nguyên đại tiên?]
[Tây Du Ký: Bí mật mảnh đất thần cứng hơn gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không]
[Tây Du Ký: Tại sao chỉ có gậy bằng vàng mới hái nhân sâm hình trẻ em ở Ngũ Trang quán?]
[Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có duy nhất một vị địa tiên thu phục được Tôn Ngộ Không]
Hai vị tiên đồng đều sang phòng Đường Tăng hỏi tội 4 thầy trò. Hai bên đôi co nhau mất 3 quả hay 4 quả.
Hai vị tiên đồng giận quá mất khôn buông lời mạt sát: "À hoá ra 4 thầy trò nhà ngươi là đồ ăn trộm".
Tức giận trước sự xỉ nhục của tiên đồng, Tôn Ngộ Không bèn vung gậy thần triệt gốc cây quý khiến Ngũ Trang quán điêu đứng rồi lẳng lặng bỏ đi khiến Trấn Nguyên đại tiên đuổi theo đoàn và xảy ra những trận đánh nhau kịch liệt.
Clip: Tôn Ngộ Không giận giữ đánh đổ cây nhân sâm quý:
Những tưởng chỉ có gậy vàng của Trấn Nguyên đại tiên mới hái được nhân sâm thế nhưng gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không siêu phàm còn có uy lực hạ đổ cây quý.
Lại nói qua về quả nhân sâm 3.000 năm nở hoa, 3.000 năm kết quả, 3.000 năm chín là ý ám chỉ đến "Cửu chuyển công thành" trong phương pháp tu luyện của đạo Lão.
Nhân sâm có hình đứa trẻ là muốn nói đến cái anh tinh của loài người, là sự kết tinh của âm dương tạo thành hình.
Nhân sâm này lại kị thủy, hỏa, thổ, mộc, kim tức ngũ hành, nghĩa là điều kiện để tu luyện thành công phải biết diệt dục, trường thai. Vì lẽ đó mà tên nơi đặt sâm quý là Ngũ Trang quán.
Trang là trang nghiêm, ý muốn ngũ quan, ngũ tạng đều phải trong sạch. Đó là lý do vì sao muốn hái quả nhân sâm phải dùng cây gậy vàng.
Sau này, Tôn Ngộ Không đi Bồng lai tiên cảnh gặp Thọ Tinh, Phúc Tinh, Lộc Tinh, đi núi tiên Phương trượng gặp Đế Quân và đi Đông Dương Đại Hải cầu Quan Âm để tìm cách chữa sống lại cây nhân sâm cho Đại Tiên.
Clip: Tôn Ngộ Không cứu sống nhân sâm thần, kết giao huynh đệ với Trấn Nguyên đại tiên:
Clip Lý giải cây nhân sâm qua lời Thổ địa:
Thật vậy, con đường thành tâm tu luyện quả rất khó, phải đi ngược dòng thế tục.
Cho nên đúng 10.000 năm mới được ăn quả nhân sâm là lẽ vậy, nhưng ăn được quả rồi thì trường sinh bất tử nhưng cũng không thể hết tai ương kiếp nạn.
Sở dĩ gậy Như Ý có thể đốn hạ được cây quý là vì gậy Như Ý thực chất là Định Hải thần châm, hai đầu bịt vàng có thể xuyên qua Ngũ hành, khuấy trời động biển.
Mà nhân sâm quý lại khắc ngũ hành, gặp vàng thì rụng, gặp nước thì tan, gặp lửa thì cháy thành than, gặp mộc thì héo khô, gặp đất là mất hút.
Nói về gậy Như Ý, trong truyện viết rằng chiếc gậy vốn là khối thần thiết vạn năm được Lão Quân chín lần nấu luyện.
Kim Cô Bổng có tên đầy đủ là "Như Ý Kim Cô Bổng", nhũ danh là "Linh Dương Bổng", biệt danh là "Định Hải Thần Trân thiết". Tôn Ngộ Không cũng từng khoe rằng:
"Bổng thị cửu chuyển tấn thiết luyện,
Lão Quân thân thủ lư trung đoàn"
(Gậy sắt là thép tinh luyện qua chín lần,
Đích thân Lão Quân luyện trong lò)
Gậy Như Ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ "Như Ý Kim Cô Bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân" có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.
Lúc thiên hạ hồng thủy phiếm lạm, Đại Vũ đã đem Kim Cô Bổng đi trị thủy, sau đó ném vào Đông Hải.
Về sau Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng Kim Cô Bổng để đo biển và trời lấy ý Hải Hà vĩnh viễn cố, từ đó có tên gọi là Định Hải Thần Châm thiết.
Gọi là gậy Như Ý, chính là hàm ý tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người.
Clip Tôn Ngộ Không lấy được báu vật Định Hải thần châm dưới Long cung:
Còn vì sao gọi là "Định Hải Thần Trân thiết", ý chính là tâm người định thì biển lặng trời yên, tâm bất định ắt sẽ là cuồng phong bão tố.
Gậy Như Ý nặng 13.000kg bằng số lần hít thở của một người trong 1 ngày.
Trong phim, chiếc gậy Như Ý được Tôn Ngộ Không được biến hóa thành nhỏ như cây kim và cất giấu ở tai, khi chưa được lệnh của Tôn Ngộ Không, cây gậy không bao giờ tự ý rời khỏi chỗ của mình, cũng không bị rơi ra ngoài.
Do cây gậy có đặc tính đặc biệt và khả năng biến hình, vì thế tác giả Ngô Thừa Ân đã phù phép cho nó có một sinh mạng giống như con người, tất cả những khả năng thần kỳ ông đều đổ dồn vào trong vũ khí này.
Siêu phàm là vậy, thế nên một gậy Như Ý làm cây thần bật cả gốc quả là chuyện quá đỗi bình thường.
Cứu sống cây thần, Tôn Ngộ Không kết bái huynh đệ với Trấn Nguyên đại tiên như đã hứa, tiếp tục cuộc hành trình của mình và gặp đại nạn Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh.
(còn nữa)
Minh Anh