Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không luôn bị yêu quái bắt nạt?

Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không luôn bị yêu quái bắt nạt?

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 02/07/2019 05:51

Là Tề Thiên Đại Thánh làm khiếp sợ Thiên Đình, Long Cung, Diêm Phủ, ấy vậy mà Tôn Ngộ Không lại luôn bị yêu quái bắt nạt.

Thác sinh từ đá thần, hấp thụ tinh hoa của trời đất, lên rừng xuống bể, đại náo thiên cung, xoá sạch sổ sinh tử của Diêm Vương, thần thông quảng đại là vậy, 72 phép thần thông, ấy vậy mà Tôn Ngộ Không không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ, bị núi Ngũ Hành đè xuống 500 năm.

Tôn Ngộ Không đại náo Diêm Vương phủ, xoá sổ sinh tử

Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung

Trong 81 kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng gặp phải trên đường thỉnh kinh thì rất nhiều lần Tôn Ngộ Không phải chịu thua trước phép thuật của yêu quái dù chúng chỉ là vật nuôi của thần tiên trên trời.

Yêu quái chia làm 2 loại.

Loại thứ nhất do rắn, rết, nhện,..hoá thành. Loại này Tôn Ngộ Không không chần chừ mà một gậy giết chết.

Loại thứ hai là linh thú trên trời, linh đồng của thần tiên. Loại này hễ Tôn gia chuẩn bị "khai đao" thì có ngay "người thân" đến xin xỏ.

Suy cho cùng, trải qua 81 kiếp nạn, Tôn Ngộ Không toàn bị yêu quái bắt nạt, doạ ăn thịt Đường Tăng.

Thử giải điều này, thuyết âm mưu cho rằng vì người ta thường hay nói câu "Đạo cao một thước, ma cao một trượng" nên việc Ngộ Không thường thua yêu quái, phải nhờ các thần tiên trợ giúp cũng là chuyện bình thường.

Ngoài ra việc "nghỉ dưỡng" 500 năm dưới chân núi Ngũ Hành không được tập luyện, không ăn uống... đã khiến cho sức mạnh của bọn yêu tinh ngày càng mạnh lên, sức mạnh của Tề Thiên Đại Thánh giảm sút.

Tôn Ngộ Không 500 năm dưới núi Ngũ Hành

Vì vậy, sau này khi nghe tên Tề Thiên Đại Thánh chẳng yêu tinh nào khiếp vía cả.

Lại có ý kiến khác phân tích, khi đại náo Thiên cung, thần tướng khắp trời không làm gì được Ngộ Không, nhưng khi bảo hộ Đường Tăng đi lấy kinh, "Đại Thánh" bị yêu quái bắt nạt, phải nhờ đến sự trợ giúp của các vị tiên khác. Chính là vì Ngộ Không phải "gánh" thêm 1 cái xác phàm là Đường Tăng, cho nên thần thông bị hạn chế.

Thật ra Tây Du Ký chỉ là câu chuyện mượn lý do thỉnh kinh để giãi bày đạo lý làm người, dùng hư cấu để răn đe người đời tính thiện nhân và tu dưỡng tâm tính.

Tôn Ngộ Không vừa sinh ra đã mang theo linh khí của đất trời, tinh hoa của nhật nguyệt, lại sớm có tâm cầu Đạo.

Lên rừng, xuống bể, lội suối, trèo đèo, lại phải lênh đênh trên biển cả, qua biết bao năm tháng dày công khổ luyện, ấy vậy mà cuối cùng vẫn phải trầm luân nơi nhân thế.

Clip Tôn Ngộ Không rời Hoa Quả Sơn, hơn 10 năm lênh đênh trên biển tìm nơi học Đạo:

Tôn Ngộ Không vượt biển lớn, lang bạt mười mấy năm để học đạo

Trong chuyến hành trình đi tìm chân kinh, duy chỉ có Ngộ Không thật sự từ bỏ ma tâm để sống với thiện tâm, một lòng học Đạo, phò tá sư phụ Đường Tăng, trừ gian diệt ác, lấy lại lẽ phải, công bằng đê cuối cùng đạt đến cảnh giới cần có để trở thành một vị Phật.

Tu thành chính quả, trên núi Linh Sơn, Đức Như Lai đã tấn phong: "Tôn Ngộ Không, nhà ngươi phò Đường Tăng dọc đường trừ ma diệt ác có công, sau trước vẹn tròn, gia phong người chức Đấu chiến thắng Phật".

Con đường tu luyện của Ngộ Không là rất đặc biệt, đầu tiên là khai ngộ trong Đạo gia sau đó lại tu đến cảnh giới Phật trong Phật môn.

Clip Tôn Ngộ Không theo học Bồ Đề Tổ Sư phép Trường sinh:

Tôn Ngộ Khôngđòi Bồ Đề Tổ Sư dạy thuật trường sinh

Thần Phật đã sớm an bài Ngộ Không là trợ thủ đắc lực phò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh.

Thế nhưng, dù có học 72 thuật nhân tâm thì Tôn Ngộ Không cũng chỉ là một con yêu hầu không qua nổi vòng tử sinh, không thể thành tiên thành Phật và càng không thể trường sinh bất lão.

Chỉ đến khi bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm, trải qua 81 kiếp nạn mới đắc quả vị chân nhân đạt đến độ bất tử, "bạch nhật phi thăng", tìm được Chính Pháp, tu theo Chính Đạo, chứng đắc Phật quả, viên mãn hồi thiên.

Một người tu luyện muốn đạt được giải thoát thật sự và có được năng lực lớn như Thần, thì trước tiên cần phải vượt qua được sức ỳ của cơ thể, có khả năng chống lại những ham muốn của bản thân.

Đây là một trong những điều kiện tối căn bản và là một trong những chướng ngại to lớn nhất mà người tu luyện phải vượt qua.

Nếu không sẽ như Trư Bát Giới, chỉ vì ham ăn, ham ngủ, không bỏ được sắc tâm mà cuối cùng không thể đắc được chính quả.

(Còn nữa)

Minh Anh

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.