Tôn Ngộ Không thác sinh từ đá trời, thiên địa hóa dục mà thành, lúc Tôn Ngộ Không sinh ra, Thái Thượng Lão Quân đã dự cảm được một tai ương lớn đến với thiên đình.
Sau này, Tôn Ngộ Không đến Hoa Quả Sơn sống tự do tự tại cho đến ngày chứng kiến một con khỉ chết đi vì già nên khỉ ta quyết tìm Bồ Đề Tổ Sư học thuật trường sinh.
Bồ Đề Tổ Sư đặt tên cho khỉ đá là Tôn Ngộ Không, dạy bản lĩnh cùng 72 phép Địa Sát cùng thuật Cân đẩu vân, nhún một bước đi 108.000 km.
Điều làm Tôn Ngộ Không bất ngờ là sau khi rời khỏi Bồ Đề Tổ Sư không lâu thì bị Hắc Bạch Vô Thường câu lấy linh hồn mang đi.
Có thuyết cho rằng, sự thật là năm đó Bồ Đề Tổ Sư không hề dạy Ngộ Không thuật trường sinh, mà chỉ truyền cho Ngộ Không đạo thuật.
Ngay sau khi được Bồ Đề đặt tên, thì số mệnh của Tôn Ngộ Không đã được ghi lên sổ sinh tử ở Địa Phủ.
Đương nhiên, là vị địa tiên mạnh nhất Tam giới nên Bồ Đề Tổ Sư hoàn toàn biết được vận mệnh của Tôn Ngộ Không, và 1 người nữa biết là Đế Thính.
Bồ Đề Tổ Sư biết được rằng ngay khi đặt tên cho Tôn Ngộ Không thì cái tên Tôn Ngộ Không sẽ xuất hiện trong sổ sinh tử của Diêm Vương và muốn trường sinh bất lão thì chỉ cần xóa bỏ số mệnh trong sổ sinh tử là được.
Khi biết được số mệnh của Ngộ Không sắp kết thúc, Bồ Đề Tổ Sư đã lập tức đuổi Ngộ Không đi, cắt đứt mọi quan hệ và không cho phép Ngộ Không được nhắc tới mình để tránh hậu hoạ.
Bởi vậy, lúc Tôn Ngộ Không rời đi năm đó y vẫn chỉ là một thạch hầu bình thường có số mệnh dài 342 năm.
Sau đó, Tôn Ngộ Không đại náo Diêm phủ, tự mình xóa đi số mệnh trên sổ sinh tử để trường sinh bất lão.
Bồ Đề Tổ Sư không phải không muốn cứu Ngộ Không, mà ông không tiện ra tay giúp đỡ.
Thứ nhất là Ngộ Không vi phạm Thiên Điều chắc chắn phải chịu phạt.
Thứ hai là ông biết số mệnh của Ngộ Không có duyên với nhà Phật, và đạt thành chính quả sẽ giúp Ngộ Không thoát ra được sự ràng buộc luân hồi.
Cuối cùng là ông lo lắng rằng sau khi trường sinh, cứ 500 năm sẽ phải chịu một Thiên Kiếp, sống chết khó đoán, vừa hay dưới bàn tay của Như Lai, Ngộ Không sẽ tránh được Thiên Kiếp đó. Đến đây Bồ Đề Tổ Sư đã có thể mỉm cười an tâm cho đồ đệ của mình rồi.
Trong Tây Du Ký không có gì là ngẫu nhiên cả, kể cả những con số.
13.500
Trong Tây Du Ký, gậy như ý của Tôn Ngộ Không có sức nặng là 13.500 cân vừa bằng số lần hít thở của một con người trong một ngày.
Còn vì sao gọi là Định Hải Thần Trâm thiết, là vì ngụ ý chính ám chỉ tâm người định thì biển lặng trời yên, tâm bất định ắt sẽ là cuồng phong bão tố. Tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người.
Thời xưa, Trương Bá Thụy, là học giả Ngô Thừa Ân tôn sùng có viết: "Đại tắc nhất nhật kết nhất vạn tam thiên ngũ bách tức chi thai, tiểu tắc thập nhị thì hành bát vạn tứ thiên lý chi khí" – ý là một người mỗi ngày hít thở dài là 13.500 lần, thở ngắn thì là 84.000 lần.
Người xưa viết sách, rất coi trọng việc dùng ẩn ý, ngụ ý, để nói lên những nội hàm sâu rộng. Và đặc biệt là trong tác phẩm Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân đã sử dụng không ít những con số "ẩn ngụ", và chúng đều là mang những ý nghĩa triết học truyền thống của Trung Quốc.
5.048
Nhẹ hơn binh khí của đại sư huynh, binh khí của Bát Giới và Sa Tăng đều nặng 5.048 cân tương đương với số cuốn kinh thư mà Như Lai đã ban cho Đường Tăng là 5.048 cuốn.
Số ngày thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh 14 năm, cộng thêm 8 ngày phải gặp Quan Thế Âm, tổng cộng là 5.048 ngày.
Những con số này ngụ ý rằng Trư Bát Giới và Sa Tăng đã nhờ vào sự cần cù miệt mài của mình mà đạt được thành quả.
108.000
Tôn Ngộ Không chỉ cần nhảy lên Cân Đẩu Vân là có thể đi xa mười vạn tám nghìn dặm (108.000 dặm), mà đây chính là khoảng cách từ Đông thổ đến Linh Sơn, và cũng chính là vận tốc chuyển suy nghĩ của con người.
Ngụ ý của tác giả chính là, chỉ cần chuyển một niệm thì khác biệt đã là quá lớn, một niệm là đã đủ để đưa con người ta đi xa vạn dặm, nhất niệm thành yêu, nhất niệm thành Phật. Thiện hay ác, thành hay bại, tất cả đều là trong một ý niệm.
Còn nữa...
Minh Anh