Tây du ký: Tin đồn Tôn Ngộ Không sợ thủy chiến bắt nguồn từ đâu?

Thứ 6, 28/03/2025 14:13

Mặc dù sở hữu sức mạnh và tài năng vượt trội, Tôn Ngộ Không lại có một điểm yếu. Điều này được thể hiện rõ trong một số kiếp nạn trên đường đi thỉnh kinh.

Trong kiệt tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không là một nhân vật sở hữu sức mạnh phi thường và bản lĩnh đáng kinh ngạc. Sinh ra từ tảng đá, hấp thụ tinh hoa đất trời qua hàng nghìn năm, Ngộ Không ngay từ đầu đã mang trong mình căn cơ và phẩm chất vượt trội. Không dừng lại ở đó, Thạch Hầu còn được Bồ Đề Tổ Sư thu nhận làm đệ tử, truyền dạy 72 phép biến hóa Địa Sát, giúp ông sở hữu năng lực thần thông quảng đại.

Với sức mạnh vô song, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long Cung, sửa sổ sinh tử ở Địa Phủ và đỉnh điểm là náo loạn Thiên Đình.

Với sức mạnh vô song, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long Cung, sửa sổ sinh tử ở Địa Phủ và đỉnh điểm là náo loạn Thiên Đình.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng gây ra hàng loạt chiến tích lẫy lừng: đại náo Long Cung để đoạt lấy Như Ý Kim Cô Bổng, sửa sổ sinh tử ở Địa Phủ, và đỉnh điểm là đại náo Thiên Đình. Trong cuộc chiến trên thiên giới, Ngộ Không liên tục đánh bại 10 vạn thiên binh, Tứ Đại Thiên Vương và cả Na Tra. Thậm chí, với sự ngông cuồng của mình, thạch hầu từng tuyên bố muốn thay thế Ngọc Hoàng để làm chủ Tam Giới. Tuy nhiên, sau khi thách thức Phật Tổ Như Lai và thất bại, Ngộ Không bị giam dưới Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm, cho đến khi được Đường Tam Tạng giải thoát và phò tá ông trên hành trình thỉnh kinh Tây Thiên để chuộc lại lỗi lầm.

Với những chiến tích ấy, không ai có thể nghi ngờ tài năng và bản lĩnh của Tôn Ngộ Không. Thế nhưng, dù lợi hại đến đâu, Thạch Hầu cũng có một điểm yếu đáng chú ý đó là sợ thủy chiến. Điều này được thể hiện rõ trong một kiếp nạn trên hành trình thỉnh kinh, khi Ngộ Không phải nhờ đến sự trợ giúp của hai sư đệ là Trư Bát Giới và Sa Tăng, Ngộ Không đã thừa nhận: "Hiền đệ! Chuyện này nói thật, ta không giỏi chiến đấu dưới nước. Mỗi khi xuống nước đều phải niệm Tị Thủy Chú, hoặc phải biến thành hình dạng cá, cua mới có thể di chuyển được. Như vậy sao có thể đánh nhau với yêu quái?".

Từ lời bộc bạch này, tin đồn về việc Tôn Ngộ Không sợ thủy chiến bắt đầu lan truyền. Thực chất, điều này không đồng nghĩa với việc Ngộ Không yếu kém, mà chỉ phản ánh giới hạn về môi trường chiến đấu, cho thấy dù một vị thần thông quảng đại nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố thiên nhiên. Đây cũng chính là lý do khiến Trư Bát Giới và Sa Tăng trở thành những trợ thủ đắc lực, bổ sung cho điểm yếu hiếm hoi của đại sư huynh trong suốt chuyến đi đầy gian nan.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.