Tuy nhiên, giống như những tay đua trẻ còn non kinh nghiệm, 4 vòng đua, ông luôn giữ ga lớn và dẫn đầu đoàn, sau hai lần bị ép ngã, cuối cùng ông chỉ về hạng tư chung cuộc.
Đường đến ngày vinh quang
Sau lần thất bại đáng tiếc đó, ở những giải đấu sau, ông luôn điều khiển xe và tạo khoảng cách an toàn với nhóm sau để người và xe luôn về đích trước các đối thủ khác.
Ông Quý chia sẻ, khởi động vòng đầu mà vội tăng ga vọt lên dẫn đầu sau khi đề pa, giữ ga bứt phá liên tục, thì máy xe chịu không nổi, mình sẽ rớt lại
Ông Quý nói: “Khởi động vòng đầu mà vội tăng ga vọt lên dẫn đầu sau khi đề pa, giữ ga bứt phá liên tục, thì máy xe chịu không nổi, mình sẽ rớt lạ. Quan trọng khi đã tách tốp vượt lên dẫn đầu, mình phải giảm ga hợp lý, để duy trì sức bền máy xe”.
Năm 1969, ban tổ chức vẫn cho phép các tay đua được chuẩn bị xe tự do, ĐVQ đã độ chiếc Honda 67 được 90cc, pit-tông 50mm. Sau 1975, có luật mới về kích cỡ nòng phải đúng quy định nếu không thành tích sẽ không được công nhận.
Sau một thời gian dài các giải đua xe tại Sài Gòn bị gián đoạn do chiến tranh. Nhưng không phải vì thế mà ĐVQ nghỉ ngơi, ông vẫn hàng ngày rèn luyện kỹ năng và đúc rút kinh nghiệm.
Quan trọng khi đã tách tốp vượt lên dẫn đầu, phải giảm ga hợp lý, để duy trì sức bền máy xe
Năm 1980 các giải được khôi phục và mãi đến năm 1989 mới được tổ chức lại tại sân vận động Quân khu 7, ĐVQ quyết định tham gia với sự chuẩn bị không thể tốt hơn.
“Tôi nhớ như in ông bác sĩ khám sức khỏe cho tôi trước giờ đua kết luận một câu ngắn gọn: Mật đầy”. Và thế là tôi vào bước vào cuộc đua” – anh Q nhớ lại.
Và ở giải đua này, ở vòng loại khán giả tỏ ra bất ngờ vì ở những vòng đua loại thậm chí vào đến bán kết (3 tay đua loại 1 chọn 2 vào chung kết) ông Quý không phải là người dẫn đầu. Nhưng bất ngờ ở vòng chung kết ông xuất thần cán đích bước lên ngôi vị cao nhất, trở thành nhà vô địch với hàng loạt giải thường phụ kèm theo trong tiếng reo hò tưởng như nổ tung cả sân vận động.
Đối mắt mơ về một thời chưa xa lắm, ông kể: “Đó là một giải đua do Quân Khu 7 tổ chức. Vào bán kết gồm tôi, Mã Kim So (MKS) và Nguyễn Hồng Nghĩa (NHN). Nhập cuộc, NHN đề pa đi trườc, tôi đi sau. Do quy định thi 3 chọn 2, nên tôi chỉ vặn vừa tay ga, giữ khoảng cách an toàn đủ về đích trước MKS.
Vào đến bán kết (3 tay đua loại 1 chọn 2 vào chung kết) ông Quý không phải là người dẫn đầu, nhưng bất ngờ ở vòng chung kết ông xuất thần cán đích bước lên ngôi vị cao nhất, trở thành nhà vô địch
Lúc đó, NHN rất vui mừng vì qua mặt ĐVQ khá dễ. Bạn bè, người thân của ĐVQ lúc đó khá ngạc nhiên, nhưng ông vẫn bình thản, chỉ tập trung hết tâm trí cho trận chung kết. Và đúng như những gì ông dự đoán, vào chung kết, ông liên tục đề pa vọt lên dẫn đầu. Về đích trước tiên.
Năm 1989, khi đã ở tuổi tứ tuần, ĐVQ tham gia giải đua cuối cùng trong sự nghiệp và giật hàng loạt giải: trường đua, kinh nghiệm, xe mạnh…, ông hoan hỉ, muốn đoạt giải, tay đua phải biết áp dụng chiến thuật ngoài sự chuẩn bị chu đáo chất lượng, kỹ thuật xe. Đặc biệt phải sử dụng khéo léo các ngón nghề tích lũy được trong thời gian thi đấu.
“Gác kiếm”
Tâm niệm, đường đua vô hạn, đường đời hữa hạn. ĐVQ gác kiếm trong ánh hào quang. Và những bí mật trong nghiệp đua của ĐVQ được ông tiết lộ dần sau khi đã từ dã đường đua.
Tâm niệm, đường đua vô hạn, đường đời hữa hạn. ĐVQ gác kiếm trong ánh hào quang
Nhiều người thời đó cho rằng, do các đua được tự do chuẩn bị xe cho mình, nên họ nghĩ với một tay sửa xe có hạng như ông Quý, chắc chắn đã phải dùng đến tài năng để nâng cấp chiếc xe của mình. Nhất là lúc đó ông còn là đệ tử của một cao thủ nổi tiếng Sài thành về xe lúc bấy giờ là ông Tám Giàu.
Tuy nhiện họ đã lầm, bởi theo ông Quý, ông rất ít can thiệp vào xe, vì những can thiệp kỹ thuật như: xoáy nòng, canh xăng, canh lửa, độ nhông sên dĩa để… chỉ để lâng công suất xe, nhưng lại hạn chế sức bền và dễ nảy sinh sự cố. Như chiếc xe Ru-mi Rô-ben của ông trước đây cũng chỉ đạt tốc độ tối đa là 100km/h và đến chiếc 67 sau này ông cũng chỉ dám đưa tốc độ tối đa lên 120km/h.
“Cái tôi quan tâm là yếu tố ga và số để duy trì sự deo dai trong suốt các vòng đua. Và quan trọng, tay đua phải hiểu được chiếc xe mà mình đang cưỡi, cùng với kinh nghiệm xử lý trên đường. Đó cũng là lý do vì sao tôi giữ lại chiếc xe 67 của mình trong suốt hơn 30 năm qua”, ông Quý chia sẻ.
Trong suốt quá trình thi đấu, ông Q còn tận dụng thông minh và linh hoạt các quy định của ban tổ chức giải. Ông nói: “Đó là một mánh khóe. Ban tổ chức không cho xe chạm vạc, tôi luôn đứng sau các tay đua khác một bánh xe. Ở vị trí đó dễ đoán trong tài phất cờ ra hiệu xuất. Chỉ cần cánh tay họ giơ lên, tôi đẩy xe lên, tạo đà trớn và buông số là vượt hơn đối thủ khác cả một thân xe”.
Các giải tiếp theo, ban tổ chức quy định vận động viên phải đặt tay sau gáy, nên tay đua nào lanh mắt chớp thời cơ đúng lúc trọng tài phất cờ để nhanh tay bóp côn, đạp số vọt để chiếm lợi thế ngay cự ly đầu.
Ông giải thích: “Nhận biết tín hiệu là tay đua lăm le muốn đi. Ai đoán đúng lúc cờ phất là thắng. Ai đợi tín hiệu cờ mới đi là cầm chắc cái thua. Vì vậy phải nhìn thật kỹ tay người phất cờ, ghi nhận diễn tiến cờ lệnh để lập tức xuất phát, chậm sẽ đứng lại, có khi tụt hẳn đằng sau. Nhưng kinh nghiệm chỉ là hữu hạn thôi chú à”.
Ông Quý thừa nhận, mặc dù nhận nhiều giải, ông thừa nhận may mắn vì từ lúc làm quen đường đua tới nay chỉ bị một lần ngã và bị thương nhẹ vào đầu gối trong khi tập năm 1967
Sau 1989, ĐVQ không tham gia các giải đua xe máy nữa và cũng không truyền nghề cho ai, vì các con bắt đầu trưởng thành, lỡ theo cha bám nghiệp đua sẽ rất khó học hành làm ăn.
Ông tâm sự: “Đường đua hữa hạn, đường đời vô hạn. Đời tui khổ quá mới chơi đua xe. Lợi thì không có mà họa thì nhiều. Thôi để con cái theo cái nghề khác. Sợ chúng nó không có đủ tâm với cái nghề đua xe như tôi. Mà quả thật cũng khó tìm được người để truyền nghề”.
Bản thân ông cũng thừa nhận, ông thật may mắn vì từ lúc làm quen đường đua tới nay chỉ bị một lần ngã và bị thương nhẹ vào đầu gối trong khi tập năm 1967. Nhiều giải thưởng như cúp và cờ thưởng ĐVQ đều gửi người thầy Tám Giàu.
Sau 1989, ĐVQ không tham gia các giải đua xe máy nữa và cũng không truyền nghề cho ai. Hằng ngày ông vẫn bám nghề của mình
Nhìn về thực tại ông Quý buồn rầu cho hay: “Giới trẻ hiện nay hay tổ chức đua xe trái phép, lạng lách trên đường là do tụi nó tiếp xúc với quá nhiều chất kích thích (ma túy, rượu, thuốc....). Khi sử dụng những chất này rất dễ kích thích cơ thể tìm kiếm cảm giác mạnh qua những trò chơi tốc độ. Những thanh niên diễn trò trên đường lại rất nhát gan khi vào đường đua thật sự.
Đoàn Tân