Nam Cực chứa đầy những bí mật, ẩn giấu có cả một thế giới bên dưới lớp băng của nó. Ví dụ như có rất nhiều ngọn núi trên lục địa rộng khoảng 9.000 cao ft, nó cao hơn ba tòa nhà Burj Khalifa - tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới xếp chồng lên nhau, nhưng chúng ta không nhìn thấy gì cả vì chúng đều ẩn dưới lớp băng cao gần 16.000 ft.
Ngoài ra còn có một hồ nước ở dưới đó, bên dưới lớp tuyết dày hơn 11.000 ft, được gọi là hồ Vostok. Ban đầu nó chỉ là một giả thuyết cách đây hơn một thế kỷ, một nhà khoa học cho rằng áp suất cực lớn do hàng tấn băng tạo ra có thể làm giảm điểm nóng chảy của băng ở các lớp thấp nhất, tạo ra nước lỏng có thể tạo thành hồ. Ông đã không chứng minh được ý tưởng của mình ở thời điểm đó, nhưng những nhà khoa học vẫn tiếp tục công việc của ông và xác nhận rằng lý thuyết này là đúng.
Ngoài ra còn có một hẻm núi ở Nam Cực ẩn dưới những khối tuyết khổng lồ, nó còn sâu hơn cả Grand Canyon mà chúng ta có ở Arizona. Dãy núi chia lục địa thành hai phần Đông Nam Cực và Tây Nam Cực.
Phần phía tây của lục địa đang trải qua nhiệt độ cao hơn và băng bắt đầu tan. Nếu Tây Nam Cực tan chảy, nó sẽ giải phóng lượng nước lớn, nâng mực nước biển trung bình toàn cầu lên khoảng 16 ft, đủ để một số thành phố trên khắp thế giới biến mất hoàn toàn.
Những nơi biến thành thế giới nước sẽ là Amsterdam ở Hà Lan, tiếp theo là TP.Hồ Chí Minh ở Việt Nam, New Orleans ở Mỹ, Basra ở Iraq, Venice ở Ý và Kolkata ở Ấn Độ.
Amsterdam nằm trên vùng trũng cùng với các thành phố như Rotterdam và The Hague. Mặc dù người Hà Lan nổi tiếng là các chuyên gia về chống lụt, Amsterdam có lẽ sẽ không tránh được số phận bị chìm trong thập kỷ này.
Đây là thành phố cảng chính của Iraq. Basra nằm cạnh dòng sông Shatt al-Arab chảy vào vịnh Ba Tư. Do xung quanh toàn là đầm lầy trũng thấp, Basra có thể bị nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần vào cuối thập kỷ.
Biến đổi khí hậu không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo, điểm khác biệt chỉ là nơi nào chuẩn bị tốt hơn.
Thành phố New Orleans, Mỹ nổi tiếng có hệ thống đê bảo vệ trước lũ lụt, nhưng trong 10 năm tới nếu không làm gì hơn vẫn sẽ bị chìm.
Venice, Ý không xa lạ gì với lũ lụt. Không tính nước biển dâng thì thành phố này đang lún với tốc độ 2mm mỗi năm. Mặc dù đã có các biện pháp đề phòng, người ta cần làm nhiều hơn nếu không muốn Venice chìm hẳn dưới biển.
Theo dự báo mới nhất, TP.HCM có thể chìm trước năm 2030, ít nhất là khu vực phía đông nằm cạnh sông Sài Gòn và khu Thủ Thiêm vốn là đầm lầy trũng thấp. Thậm chí nếu thành phố không bị chìm, nhiều khu vực có thể trở nên khó sinh sống do nhiều yếu tố như lũ lụt và bão.
Phần lớn thành phố Kolkata - thủ phủ bang Tây Bengal của Ấn Độ - có thể chìm trước năm 2030. Nếu thành phố này muốn giữ được lịch sử và văn hóa của mình thì cần hành động ngay từ bây giờ.
KHÁNH LINH (t/h theo Tiền phong, Tuổi trẻ)