Simo Hayha là một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Phần Lan trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940). Ông là một huyền thoại và hiện vẫn đang giữ kỷ lục về số địch thủ bị hạ trong lịch sử bắn tỉa. Quân Liên Xô đặt cho ông biệt danh "Cái chết trắng".
Lính bắn tỉa của quân đội Nga
Simo Hayha sinh ngày 17/12/1905 tại thị trấn nhỏ Rautjarvi của Phần Lan. Ông bắt đầu phục vụ trong quân đội từ 1925. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan, Simo Hayha tham gia bảo vệ vùng sông Kollaa và bằng một khẩu súng trường Mosin Nagant -28 cũ kỹ không có ống ngắm thường, ông đã hạ 542 địch thủ từ khoảng cách hơn 400 m.
Là một tay bắn tỉa bắn tỉa cừ khôi, sau đó được trang bị một khẩu tiểu liên Suomi M-31 SMG, ông tiếp tục nâng bảng số địch thủ bị hạ của mình lên ít nhất là 705. Quân Liên Xô đã truy lùng cái đầu của ông rất gắt gao nhưng những nỗ lực của họ không có kết quả. Điều đáng kể hơn, số địch thủ này đã bị Simo Hayha bắn hạ chỉ vỏn vẹn trong vòng 100 ngày, trung bình mỗi ngày 7 người.
Đối phương đã tìm mọi cách tiêu diệt Simo Hayha nhưng không có kết quả. Để diệt Hayha, Hồng quân thậm chí còn sử dụng cả pháo binh bắn phá ác liệt những vị trí nghi vấn tay bắn tỉa này có thể ẩn nấp. Simo Hayha bị loại khỏi vòng chiến đấu vào ngày 6/3/1940 bởi một tay bắn tỉa khác: Viên đạn bắn tỉa đã làm biến dạng khuôn mặt Hayha, ông ta đã hôn mê suốt một tuần nhưng may mắn thoát chết. Sau đó, ông sống bằng nghề săn nai.
Tay súng huyền thoại qua đời ngày 1/4/2003 ở tuổi 96.
Một huyền thoại khác, nỗi kinh hoàng của quân Đức quốc xã là Vasily Zaytsev.
Sau này, cuộc đấu súng của anh và đối phương đã tạo cảm hứng để Hollywood dựng bộ phim ‘Kẻ thù trước cửa’ (Enemy at the Gate).
Tay súng huyền thoại Vasily Grigoryevich Zaytsevtre
Trong chiến tranh Vệ quốc, Vasily Zaytsev được biên chế trong Trung đoàn súng trường 1047 tham gia phòng thủ Stalingad.
Người ta ước tính rằng từ giữa tháng 10/1942 đến tháng giếng năm 1943, tay súng huyền thoại này đã hạ sát 242 quân Đức. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lên tới gần 500 người. Danh tiếng của ông thực sự được biết đến khi để săn lùng ông, Hitler đích thân cử tới Stalingrad thiếu tá Heinz Thorwald, chuyên gia bắn tỉa hàng đầu của Đức và là hiệu trưởng một trường dạy bắn tỉa gần Berlin. V. Zaisev đã hạ 11 lính bắn tỉa của phát xít Đức gồm cả Thiếu tá H. Thorwald.
Danh hiệu tay súng nữ số một thuộc về Lyudmila Pavlichenko (12/7/1916 – 10/10/1974).
Cô tình nguyện tham gia quân đội khi Đức quốc xã xâm lược Liên bang Xô viết và là một trong số 2.000 tay súng bắn tỉa nữ trong quân số Hồng quân.
Với khẩu súng trường Mosin Nagant, Lyudmila Pavlichenko đã hạ gục 2 đối thủ đầu tiên ở mặt trận gần Belyayevka. Trong ba tháng tiếp theo ở mặt trận Odessa, tay súng nữ này đã bắn hạ tổng cộng 187 quân Đức. Sau đó, được chuyển sang mặt trận Sevastopol. Trong tổng số 309 lính Đức bị Lyudmila tiêu diệt, có tới 36 đối thủ cũng là các tay súng bắn tỉa.
Xạ thủ bắn tỉa có một loạt những kỹ năng liên quan trực tiếp tới khả năng thành công của phi vụ hoặc sự sống còn của bản thân như: Phương thức ẩn nấp, các phương án đối phó và di chuyển tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách thích hợp và thoái lui; để có phát bắn chính xác "một viên, một địch", xạ thủ bắn tỉa không đơn thuần là đưa súng lên và bóp cò mà phải tính toán tới hướng gió, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường, hướng di chuyển của mục tiêu.... Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa là một đội bắn tỉa thường có 2 thành viên. Việc xạ thủ bắn tỉa hoạt động độc lập chỉ trong tình huống hãn hữu hoặc nhiệm vụ đặc biệt.
Hiện tại, xạ thủ bắn tỉa được quân đội nhiều nước quân tâm và xây dựng. Căn cứ vào mức độ huấn luyện có thể chia xạ thủ bắn tỉa thành 2 nhánh. Một nhánh làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh thường được biết tới với biệt danh xạ thủ (Markman hay Sharpshooter) với trang bị thường thấy là súng trường bắn tỉa bán tự động. Trong khi đó, xạ thủ bắn tỉa chuyên nghiệp (sniper) thì lại được phiên chế cho các lực lượng đặc biệt SEAL, Delta Force (Mỹ); Alpha, Vympel (Nga); SAS (Anh)...).
Do đặc thù bắn tỉa là bí quyết và lực lượng mật của quân đội mỗi quốc gia, nên việc đào tạo họ được coi là bí mật. Tuy nhiên, xạ thủ bắn tỉa đều có dải nhiệm vụ chung là:
Do thám, theo dõi mục tiêu: Kỹ năng ẩn nấp được đào tạo chuyên nghiệp, sự chịu đựng tốt giúp xạ thủ bắn tỉa có thể đi sâu vào hậu cứ quân địch để thu thập thông tin, chỉ thị mục tiêu. Có nhiều trường hợp, xạ thủ bắn tỉa ẩn nấp ở 1 vị trí hàng tuần không cử động để theo dõi mục tiêu.
Ám sát, tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao: Các mục tiêu đáng giá hay yếu nhân luôn được bảo vệ kỹ và khó tiếp cận, nhưng kỹ năng bắn tỉa có thể giúp xạ thủ bắn tỉa không cần tiếp cận mục tiêu quá gần, mà vẫn tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa chúng.
ây sức ép tâm lý, hỗ trợ đồng đội tấn công hoặc phòng thủ: Việc đối phương phát hiện ra đơn vị mình đang nằm trong tầm ngắm của một tay súng bắn tỉa có gây hiệu ứng tâm lý rất ghê gớm. Đây là yếu tố trong binh pháp "một người có thể địch trăm người". Ngoài ra, trong nhiệm vụ chiến đấu, xạ thủ bắn tỉa có thể chọn các vị trí thuận lợi cung cấp hỏa lực chính xác hỗ trợ cho đơn vị bộ binh tấn công hoặc phòng ngự.
Cùng với các nhiệm vụ căn bản nêu trên, một nhiệm vụ khác không thể quên đối với xạ thủ bắn tỉa là phát hiện và theo dõi các đơn vị bắn tỉa của đối phương trong khu vực. Nếu không làm tốt điều này, có thể chính xạ thủ bắn tỉa sẽ là mồi ngon của xạ thủ đối phương.
Trong thực tế chiến đấu, xạ thủ bắn tỉa luôn được coi là mục tiêu có giá trị cao. Khi bị phát hiện, vị trí ẩn nấp của họ sẽ là "túi bom, đạn".
Tay súng nữ bắn tỉa Hồng quân với súng trường Mosin Nagant
Để nhận biết đơn vị có nằm trong tầm ngắm của xạ thủ bắn tỉa hay không có thể thông qua các dấu hiệu như: Nhiều binh sĩ của đơn vị bị hạ gục vì các phát đạn đơn lẻ, tiếng nổ đầu nòng cách xa thời điểm trúng đạn hoặc không có, chỉ huy của các đơn vị tiền tiêu bị hạ đồng loạt... Chính vì những yếu tố trên đã khẳng định sức mạnh thực sự của xạ thủ bắn tỉa có thể tính bằng cấp số nhân. Chỉ với các cá nhân đơn lẻ khi sử dụng những chiến thuật đặc biệt, xạ thủ bắn tỉa có hiệu quả tác chiến tương đương với một binh đoàn có số lượng binh sĩ lớn gấp nhiều lần. Điều khác biệt nữa là đối phương không thể biết họ ở đâu, là ai.
Trong trường hợp không có các mục tiêu cụ thể và với trang bị hợp lý, mức độ nguy hiểm của xạ thủ bắn tỉa là rất cao. Lính gác, sĩ quan... đều là "miếng mồi ngon" của họ. Thậm chí với súng trường bắn tỉa hạng nặng (anti-materiel rifles), xạ thủ có thể biến các loại khí tài quân sự: Xe thiết giáp, trực thăng, đài liên lạc.... thành đồ vô dụng.
Khi nhắm vào mục tiêu qua kính ngắm, người lính bắn tỉa sẽ phải tính toán cho điểm hồng tâm trùng với điểm đến của viên đạn. Đơn giản là khi khai hỏa ở cự ly trên 600 mét, nơi mà xạ thủ nhắm đến sẽ không còn là nơi viên đạn tiếp cận. Nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến đường đi của viên đạn. Vì những lý do đó, ống ngắm quang học đã được thiết kế để tính toán tới tất cả những yếu tố trên thông qua các núm xoay thay đổi thông số có trên ống.
Ngoài ra, tuy theo nhiệm vụ chiến đấu, xạ thủ bắn tỉa có thể được trang bị các loại ống ngắm chuyên dụng khác nhau như: Có hỗ trợ nhìn đêm (chủ động hoặc thụ động), gắn kèm thiết bị hỗ trợ đo xa bằng tia laser...
Súng bắn tỉa hạng nặng của quân đội Việt Nam
Khả năng ngụy trang - yếu tố sống còn với xạ thủ bắn tỉa
Trong mắt nhiều người, lính bắn tỉa là "thứ nửa giống người, nửa giống cây" đang lén lút di chuyển tới các vị trí ẩn nấp. Thực tế, ngoài tác chiến trong đô thị, ở các điều kiện tác chiến khác, xạ thủ bắn tỉa đều mặc bộ đồ ngụy trang giúp họ "vô hình" trong mắt đối phương.
Những bộ đồ ngụy trang thường là những bộ quân phục cũ được chỉnh sửa lại cho hợp mục đích của xạ thủ bắn tỉa. Thắt lưng được gia cố làm đệm lót cho phần bụng khi xạ thủ bắn tỉa phải ở tư thế trườn bò hàng giờ, thậm chí hàng ngày. Vải ngụy trang được làm từ những miếng bao tải xe vụn, hoặc những vật liệu sợi xơ khác được gắn cố định vào bộ đồ. Việc ngụy trang thường được làm cho phù hợp với không gian quanh chiến trường: Màu xanh của cây cỏ, màu trắng của tuyết hay màu vàng của sa mạc... Nhiều chi tiết khác sẽ được xạ thủ lấy trực tiếp ở hiện trường thêm vào sao cho bộ đồ hòa nhập tốt nhất vào khung cảnh xung quanh.
Do đặc thù hình dạng người luôn dễ chú ý trong tự nhiên, bản thân xạ thủ cũng phải dùng các thủ thuật để hòa nhập mình vào môi trường xung quanh. Ngoài ra, súng bắn tỉa cũng được khoác vải ngụy trang để không gây chú ý và mắt kính của ống ngắm, nơi rất dễ phản quang ánh sáng gây chú ý, cũng cần được che giấu bằng các loại vải đặc biệt.
Tường Bách