Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ

Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ

Thứ 3, 05/02/2013 14:06

Qua cách kể chuyện dí dỏm, hài hước của David, bạn sẽ bắt gặp một Tết Hà Nội vừa quen vừa lạ, vừa thân thiết, vừa xa xôi...

David Joiner (tên gọi thân mật - Sapuche) là một thanh niên Mỹ có sở thích đi du lịch và viết những bài ký ngắn về vùng đất anh đặt chân đến. David tự nhận nghề nghiệp của mình là làm một blogger chuyên về đề tài du lịch và ẩm thực. David đã sống tại Việt Nam hơn 8 năm và chia sẻ mình “nghiện” cà phê Trung Nguyên. Giờ đây, anh đang sống ở Nhật.

Một trong những tác phẩm đầu tay của người thanh niên này là cuốn tiểu thuyết “Lotusland” (Đất Sen) viết về đất nước, con người Việt Nam, dự kiến sẽ được xuất bản vào năm 2015 bởi nhà xuất bản Guernica Editions. Gắn bó với Châu Á và chọn Việt Nam làm điểm dừng chân lâu dài đầu tiên, David hiểu về đất nước – con người Việt Nam không kém gì người dân bản địa

Hãy đọc một bài viết dí dỏm của anh về Tết Hà Nội:

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ
Tết đã đến gần chưa? Để biết Tết đã đến thật gần, bạn chỉ cần nhìn nhìn vào bất cứ một góc phố nào nơi thủ đô cổ kính Hà Nội. Khi Tết đến Hà Nội ngập tràn màu cam của cây quất, màu hồng của cành đào.

Mùa đông, trời không có nắng, đôi khi những tia nắng yếu ớt le lói xuyên qua những đám mây xám phủ kín bầu trời và ghé thăm người dân Hà Nội trong một buổi sáng, hay một buổi chiều. Có khi cả vài tuần mới có một ngày nắng ấm như thế. Dù vậy, ngay cả khi Hà Nội rực nắng nhất, nó vẫn có một vẻ bàng bạc của sự cổ kính, nhưng Hà Nội cũng đầy màu sắc.

Khi chỉ còn vài ngày nữa là Tết đến, cả thành phố rực tươi trong màu hoa đào, đào hồng, đào phai, thậm chí cả đào rừng. Những loại hoa cắm bình thì vô số. Các cô gái chở chiếc mẹt to đằng sau đuôi xe đạp, bày hoa đủ các chủng loại và màu sắc tươi thắm thật đẹp mắt, các cô thong thả nhấn bàn đạp dạo quanh các phố phường bán hoa Tết.

Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi về Tết có lẽ phải là quất. Đã được nếm vị mứt quất, vắt trái quất vào bát phở thơm bốc khói nên khi nhìn những cây quất tươi, tự nhiên… nước bọt cứ ứa ra, tôi lại bắt đầu cảm thấy vị chua của quất nơi đầu lưỡi, mùi cay cay thơm thơm của vỏ quất. Chỉ 2-3 tuần nữa thôi, khi những cây quất kia không còn được trưng trong nhà người dân Hà Nội nữa thì những quả quất kia sẽ đi đâu? Có lẽ chúng sẽ được gia đình gia chủ ngâm nước quất hay làm mứt quất chăng? Nghĩ đến thôi mà đã phát thèm.

Tôi thực sự thích quất lắm. Những ngày ở Hà Nội dịp cận Tết, thấy những người chở hàng chạy xe máy, đạp xích lô ngược xuôi với những chậu cảnh sứ trồng quất hay thậm chí là cả xe tải chở quất, tôi cảm thấy một niềm vui lạ lẫm, cảm giác như họ đang chở cả mùa xuân đến cho những người dân trong thành phố này. Bình dị thay khi thấy những bác trung tuổi chậm rãi đạp xe, đằng sau yên buộc dây chun một chậu quất nhỏ rất xinh xắn.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 2).
Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 3).
Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 4).
Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 5).
Bên cạnh quất thì đào là loại hoa phổ biến nhất trong dịp Tết. Bên những vệ đường, có khi cảm giác cả một vạt đường chuyển thành màu hồng vì những cành đào được người đi rong bày bán. Trời mùa đông ở Hà Nội lạnh lắm, cái lạnh có lúc như người ta nói - “cắt da cắt thịt”- nhưng có lần tôi đến thăm một vườn đào, có những hộ gia đình trồng đào trong ngày cận Tết, họ chuyển mọi sinh hoạt ra vườn, sống trong những chòi dựng tạm trong vườn đào, đó là một phần trong cuộc mưu sinh của họ.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 6).Tết càng đến gần, tôi càng thấy mọi người bận rộn với những bổn phận, họ tất tả lo cho gia đình một cái Tết tươm tươm, bên cạnh đó còn phải quan tâm đến họ hàng nội ngoại, những bậc bề trên nên có vẻ chẳng ai có thời gian dừng lại. Tôi nghĩ mình cũng nên “tươm tươm” một chút để đón Tết nên đã nghe lời anh thợ cắt tóc trẻ tuổi, cắt ngắn mái tóc dài bờm xờm để mặt mũi trông sáng sủa hơn. Chỉ có hơn 100.000 VND, dịch vụ như thế là quá tuyệt, vừa được cả gội đầu và mát xa đầu, chẳng có gì để phàn nàn.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 7).Sau đó, tôi lái xe tới phố Quang Trung, tấp xe vào vỉa hè và dừng lại để quan sát nhịp sống lại qua trước mắt trong ngày giáp Tết. Nếu bạn đã tới Hà Nội, hay bất cứ nơi nào khác ở Việt Nam, tôi tin chắc rằng bạn sẽ cảm thấy nơi đây thật thú vị, thú vị hơn nhiều so với những gì mà người “bán tour” quảng cáo về nơi đây, nhiều hơn những gì bạn mong đợi từ chuyến đi này. Tại sao à? Bởi vì bạn sẽ được thấy một nhịp sống hoàn toàn khác so với những gì bạn đã biết, đã quen thuộc.

Sau khi đã khá hiểu Việt Nam, tôi vẫn còn tiếp tục ngạc nhiên vì đất nước này, vì người dân nơi đây. Một điều thú vị trong giao thông Việt Nam đó chính là họ mang cả đẳng cấp, nền văn hóa và công cuộc mưu sinh của mình lên xe. Người giàu có đi xe tay ga đẳng cấp, bóng loáng. Người bình thường đi xe số. Người lao động như những cô bán hoa rong chở cả gánh hàng trên yên sau xe đạp. Những người đi thu lượm đồ cũ, những người làm nghề chở hàng… Tôi thích quan sát họ, quan sát dòng xe kia và đoán về cuộc sống riêng của mỗi người.

Tiếp theo đây là những “shot” hình tôi chụp trong vòng 15 phút, cũng không có gì đặc biệt nhưng nó cho tôi thấy sự hài hước trong cách sống của người Việt Nam.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 8).Này anh, nhà anh Tết năm nay chơi cành đào to thế, chắc chắn nhà anh sẽ đẹp hơn đấy.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 9).Ít nhất phải 9 bình nước đấy nhỉ, nặng lắm đấy, tay lái anh thật cừ.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 10).Này anh, anh muốn thi với anh chở nước phải không? Nhưng anh chỉ chở có 8 thùng thôi.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 11).Một tay lái cự phách khác.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 12).Lúc đầu nhìn người đàn ông này, tôi tưởng ông ấy phát minh ra cách vận chuyển khách hàng mới để một chuyến có thể chở được nhiều người hơn. Há hốc miệng vì ngạc nhiên, nhưng cuối cùng tôi mới biết là cuối phố có cửa hàng bán đồ nội thất và ông ấy là người đi đưa hàng.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 13).Việt Nam đã qua rồi cái thời cả gia đình chen chúc trên một chiếc xe máy, nhưng trời mùa đông rất lạnh, đi thế này có lẽ ấm hơn.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 14).Chiếc xe này thật sáng tạo, chở được 4 người khá thoải mái.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 15).Người đàn ông này có vẻ lạnh và anh đang cố nhấn bàn đạp để tìm khách du lịch. Ngày nay, người Hà Nội không còn được thấy xích lô nhiều nữa, chỉ còn chủ yếu ở khu phố cổ và thường xích lô cũng chỉ dành cho du khách nước ngoài.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 16).Một cây quất bé xinh nhưng tôi đoán giá cũng chẳng dưới 50 đô la đâu. Các loại hoa trái ở Hà Nội dịp Tết đắt lắm.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 17).Hãy cất điện thoại đi anh bạn ơi. Cất nó đi và giữ an toàn cho tất cả chúng ta!

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 18).Cất nó đi mà!

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 19).Làm ơn hãy bảo vệ tất cả chúng ta!

Nhìn ngó đường phố bỗng dưng thấy đói bụng, vì vậy tôi đi ăn trưa và chọn ăn món bún chả Hàng Mành nổi tiếng.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 20).Dù lúc tôi bước vào quán đã là 2 giờ chiều nhưng quán vẫn rất đông, nếu vào đúng giờ nghỉ trưa thì thậm chí chẳng còn chỗ mà ngồi đâu, lưng khách này đấu vào lưng khách khác, ngồi san sát nhau mà ăn. Phải công nhận là chả quạt và nước chấm pha rất ngon.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 21).(Nói nhỏ nhé, hôm đó tôi bước vào quán “xịn” nên ăn một suất bún chả và một cái nem mà hết những 70.000 VND. Mọi lần tôi ăn ở những quán bình dân chỉ từ 15.000-25.000 VND thôi nhé, mà ngon lành chẳng kém gì và tôi cũng không phải chen chúc. Tôi thích ăn trong sự yên tĩnh và dành cả tâm hồn để thưởng thức món ăn.)

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 22).Giờ thì hãy đi đến khu vực gần vườn hoa Hàng Đậu để xem hoa Tết. Trong những ngày giáp Tết, nơi đây tấp nập kẻ mua người bán, nhiều người đến chỉ để ngắm hoa và chụp hình lưu niệm thôi.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 23).Em bé này xinh xắn quá, nhưng tôi làm cho bé sợ nên vừa mới chụp được một kiểu thì em bé chạy xa cả trăm mét để trở về bên bố - người đang bận bịu bán hoa Tết. Liệu có nên “đổ tội” cho anh thợ cắt tóc đã khiến tôi trông quá đáng sợ?

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 24).Những chậu hoa đào...

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 25)....Cành càng được uốn lượn tạo kiểu thì càng đắt. Mỗi một cây như thế này đều có giá hơn 100 đô la.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 26).Chuẩn bị chở cây phong lan giá 7 triệu VND này tới nhà khách hàng. Tôi hình dung tới một viễn cảnh xấu nhất, nếu người lái xe này chẳng may làm vỡ chậu hoa trên đường đi vì một va chạm giao thông thì cái Tết này của anh sẽ ra sao…

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 27).Những bông hoa cắm bình và những cành chồi lộc non giá cũng chẳng rẻ. Mỗi bông hoa tươi như thế này được “thét giá” 9.000 VND/bông. Mà càng gần tới ngày Tết giá càng đội lên nữa nhé.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 28).Phong lan được người dân ưa chuộng nhưng giá không hề rẻ chút nào.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 29).
Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 30).Ở góc này bán toàn quất. Cảm giác cả góc phố bùng lên những đốm lửa nhỏ khi bạn lái xe vụt qua.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 31).
Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 32).Những cây quất này được cả các cơ quan mua về để trưng Tết, các quán cà phê, nhà hàng và nhà dân đều thấy có sắc màu cam của quất. Giống như người phương Tây thích thông trong ngày Giáng sinh thì người Việt Nam thích quất, thích đào. Họ cũng trang trí cho cây nhà mình với bóng đèn màu, ruy băng lấp lánh, đính thêm phong bao lì xì. Nếu tôi mà có một cây quất trong nhà thì chắc nó sẽ… trụi thùi lụi, vì tôi rất thích hương quất và sẽ liên tục bứt quả xuống nếm.

Chụp được nhiều ảnh ở khu chợ hoa Tết này lắm, cùng chiêm ngưỡng nhé:

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 33).Này cậu chàng tí hon bảnh chọe, cậu đến đây để tìm... các "cô gái" phải không?

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 34).
Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 35).Củ cải đỏ nhỏ xinh, giá 20 đô la một củ nhé.

Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 36).
Xã hội - Tết Hà Nội qua giọng kể hài hước của một thanh niên Mỹ (Hình 37).
Hoa mai này, càng ngày sắc mai càng được chuyển ra Hà Nội nhiều hơn. Nói thật lòng (người Hà Nội đừng mếch lòng nhé!), tôi thích hoa mai nhất trong các loài hoa Tết.

 Theo Pi Uy (Dân trí/The World Tastes Good)
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.