Tết: người Hà Nội đổ xô đi ‘săn’ lợn rừng, gà đồi

Tết: người Hà Nội đổ xô đi ‘săn’ lợn rừng, gà đồi

Thứ 7, 11/01/2014 11:23

Vì lí do an toàn thực phẩm, thay vì mua các loại thực phẩm bày bán tràn lan khắp các chợ, nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng mua các thực phẩm sạch ở quê.

 Lợn rừng, gà đồi 'hút' khách

Do công việc bận rộn nên những khu chợ gần nhà luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chị Thanh (Đống Đa,Hà Nội) mỗi lần gia đình có nhu cầu mua sắm thực phẩm. Thế nhưng gần đây, khi nghe quá nhiều thôngtin trên các báo đài về thực phẩm ngâm, tẩm, ướp hóa chất dịp Tết, chị cũng thấy "rùng mình".

Cách Tết 2 tháng, thấy mấy chị em ở công ty bàn nhau chuyện đặt mua các loại hàng quê để dùng cho Tết nên chị cũng nhờ đặt mua

“Cơ quan có chị đồng nghiệp ở Hòa Bình nên mình nhờ chị ấy tìm mua cho một con lợn mường, nhờ người ta nuôi hộ, gần Tết thì bắt về. Đặt mua của người dân miền núi nên rất yên tâm về chất lượng, mà giá cả thì cũng không đắt hơn thịt lợn mình là bao. 1 con lợn

Không chỉ đặt mua lợn rừng, hầu hết các loại thực phẩm dùng cho Tết đều được chị Thanh tìm hiểu và nhờ người đặt mua món ngon, đặc sản vùng miền

“Ngoài lợn, gà tôi cũng nhờ người đặt mua gà đồi ở Bắc Giang. Các cụ bảo “đói ngày giỗ cha, no 3 ngày Tết” nên dù kinh tế không khá giả gì nhưng cũng phải cố gắng để có được cái Tết an toàn, ngon miệng cho cả nhà”, chị Thanh cho biết thêm.

Với quan niệm Tết là dịp đặc biệt trong năm, là thời điểm mọi người cùng nhau sum vầy bên mâm cơm gia đình nên phải có những món ngon và đặc sản. Chính vì vậy, không ít người đã tìm mọi cách nhờ người quen đi nước ngoài xách tay mang về, đặt hàng qua mạng, tìm đến các vùng như Điện Biên, Lai Châu, SaPa, Lào Cai để tự mua các sản vật địa phương…

Chị Ngân (Ba Đình, HN) chia sẻ, năm nào cũng vậy cứ trước Tết 2 tháng là chị đã rục rịch tìm mua những món đặc sản của các vùng miền vừa làm quà biếu, vừa làm phong phú thêm hương vị bữa cơm ngày Tết cho gia đình. Năm nay kinh tế khó khăn nên thay vì mua hàng ngoại nhập, chị Hương chỉ mua những món quà quê, đặc sắc của các vùng miền.

“Ngoài những món ăn truyền thống, tôi rất muốn mua các món đặc sản nổi tiếng ở một số địa phương để đãi bạn bè và người thân trong dịp Tết. Năm nay, tôi đã nhờ một người bạn đặt gần 10kg thịt trâu gác bếp, đặc sản của Điện Biên cho gia đình và bạn bè”- chị Ngân cho hay.

Đời sống - Tết: người Hà Nội đổ xô đi ‘săn’ lợn rừng, gà đồi

Lợn rừng, gà đồi 'hút' khách dịp Tết

Ngoài những món đặc sản miền núi như thịt gác bếp Tây Bắc của người Thái đen, thịt chua Thanh Sơn (Phú Thọ), gạo nếp quýt, nếp hương (Sơn La), măng vầu, măng lưỡi lợn Tuyên Quang... thì các món đặc sản bình dân của miền Trung, miền Nam như tôm chua Huế, củ cải chua ngọt miền Tây, mắm cái (mắm nêm), bánh tét, mứt dừa Bến Tre… cũng được rất nhiều người tìm mua. Để có được những món đặc sản này, nhiều người ở Hà Nội phải nhờ người quen sống ở các vùng miền đặt hàng hộ, rồi chuyển theo đường tàu hỏa, ô tô, thậm chí máy bay gửi ra. 

Một chủ hàng chuyên cung cấp các sản vật của các vùng miền chuyển về Hà Nội bán cho biết, mặc dù kinh tế năm nay khó khăn nhưng nhu cầu đặt hàng Tết của người dân không giảm so với mọi năm. Ngoài các món ăn đặc sản trong nước, một số gia đình có điều kiện còn chuộng những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài như thịt nai rừng Campuchia có giá từ 750.000 đồng/kg, loại đặc biệt là 1-1,2 triệu đồng/kg, quả cherries (anh đào) nhập từ Mỹ, có giá 600.000 đồng/kg, thịt bò Úc, Mỹ từ 350.000 đến 700.000 đồng/kg, tuỳ loại. Thậm chí, nhiều người đặt mua gạo nếp, hay món lạp truyền thống của người Lào. 

Đời sống - Tết: người Hà Nội đổ xô đi ‘săn’ lợn rừng, gà đồi (Hình 2).

Các loại cây ngũ quả, thất quả cũng rất được lòng người tiêu dùng

Cây "độc" đã kín khách đặt

Năm ngoái, khu vườn rộng 1 hecta của ông  Lê Đức Giáp (xóm Bãi, Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội)- cha đẻ của loại cây ngũ quả độc đáo, có 50 cây ngũ quả, năm nay số lượng cây tăng lên, ngoài gần 100 cây ngũ quả, ông còn có thêm hơn 20 cây loại 7 quả. Loại cây 7 quả này là một sự thử nghiệm mới của ông trong năm nay. Cây thất quả ngoài 5 loại quả đặc trưng (chanh, cam, quất, phật thủ, bưởi) thì còn có thêm 2 loại quả mới là bưởi đỏ và chanh đào. Giá của chúng cũng cao hơn cây ngũ quả tầm 500.000 – 600.000 đồng/cây tùy loại.

Ông Giáp cho biết giá cây ngũ quả năm nay có phần cao hơn các năm trước khoảng từ 5 – 10% song điều này không làm giảm đi các đơn hàng đặt mua của khách. Tính đến thời điểm hiện tại, 90% số cây ngũ quả, thất quả đã được khách đặt mua. Trong đó có cả những vị khách ở xa như TP.HCM, Điện Biên… Ông dự tính số cây này chỉ sau một thời gian nữa là sẽ bán “sạch veo” vì chúng rất được lòng người tiêu dùng.

Ngoài cây ngũ quả, thất quả ông còn bán cây tam quả (1 thân có 3 loại quả: cam canh, bưởi diễn, phật thủ). Cây ngũ quả thường là gốc bưởi còn cây tam quả là gốc cam canh. Ông vui vẻ: “Với một cây cam canh mini bán làm cảnh chơi Tết có thể chỉ bán giá 200.000 – 400.000 đồng nhưng nếu ghép thành công và thành cây tam quả thì giá tầm 700.000 đồng mà khách hàng lại thích thú hơn”.

Ngọc Phạm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.