Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đang gia tăng

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 18/09/2022 | 16:15
0
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 xác định phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế.

Tại phiên toàn thể của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2022 chiều 18/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương một lần nữa nhấn mạnh năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tiến trình phục hồi bền vững và thích ứng hiệu quả với dịch Covid-19 của nước ta đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nhìn lại kết quả sau 8 tháng, Thứ trưởng nhìn nhận, nền kinh tế phục hồi tích cực ngay từ đầu năm 2022. GDP 6 tháng ước tăng 6,42% so với cùng kỳ. Các dự báo đưa ra cho thấy cả năm 2022 có khả năng GDP tăng 7%.

Ông nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để tạo dư địa điều hành tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ và phát triển lao động - việc làm, phát triển các lĩnh vực xã hội, tiếp tục nâng cao đời sống người dân.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế khả năng khó khăn hơn vào quý IV và năm 2023. Thứ trưởng dẫn chứng dự báo của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng của Việt Nam. Theo đó, WB dự báo GDP Việt Nam tăng 7,5% năm 2022, nhưng năm 2023 là 6,7%.

IMF dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 là 7%, tăng so với mức dự báo 6% tại thời điểm 16/5. Năm 2023, tổ chức này hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam về 6,7% vào năm sau, giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 5.

Kinh tế vĩ mô - Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đang gia tăng

 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Quochoi.vn).

Với độ mở kinh tế lớn trong khi tính tự chủ nền kinh tế hạn chế, rủi ro, thách thức tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô là rất lớn. Cùng với đó, thách thức khác mà nền kinh tế đang đối mặt như: áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất, rủi ro về chuỗi cung ứng, nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống suy yếu; khả năng cạnh tranh và bảo vệ và gửi ổn định thị trường trong nước...

Năm 2023 là năm sơ kết, đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch 5 năm về kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công, tài chính công… Các kết quả đạt được của năm 2023 sẽ là cơ sở quan trọng để nước ta tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu 5 năm đã đề ra.

“Tuy nhiên, sơ bộ đánh giá cho thấy năm 2023 cũng là năm dự kiến có rất nhiều khó khăn, thách thức, cả quốc tế và trong nước”, Thứ trưởng nêu rõ.

Là cơ quan tham mưu, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Kế hoạch năm 2023. Kế hoạch này dự kiến xác định 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, trên cơ sở bám sát các mục tiêu phát triển giai đoạn 2021-2025, khả năng đạt được năm 2022.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức, Thứ trưởng nhấn mạnh càng phải nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023).

Kinh tế vĩ mô - Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đang gia tăng (Hình 2).

 TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính quốc gia (Ảnh: Quochoi.vn).

Tại diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính quốc gia, cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động do tác động bất lợi từ cú sốc bên ngoài cũng như những yếu kém nội tại.

Qua các đánh giá về từng cấu phần và nhóm chỉ số tổng thể đưa ra, TS. Cấn Văn Lực cho biết, năng lực chống chịu và tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam ở mức Trung bình – Khá.

Trong đó các chỉ tiêu thể chế và quản trị vĩ mô; chỉ tiêu kinh tế - tài chính đạt điểm số ở mức khá và khá cao, song các chỉ tiêu về môi trường - xã hội hầu hết ở mức thấp và trung bình thấp. Mức độ ảnh hưởng của các cú sốc đến nền kinh tế Việt Nam không quá lớn và Việt Nam có nhiều lợi thế để tăng trưởng, phát triển bền vững.

Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia kiến nghị, cấp có thẩm quyền cần hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá sức chống chịu, tính tự cường của quốc gia. Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chất lượng tăng trưởng cần đồng bộ hơn, cùng chính sách, cơ chế để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh... Đây là những nhân tố giúp Việt Nam phát triển bền vững, xanh hoá trong tương lai.

Ông cũng nhấn mạnh tới việc cần một kế hoạch giải pháp để nâng cao sức chống chịu nền kinh tế, tính tự cường quốc gia, kế hoạch huy động nguồn lực tài chính, nhân lực... để đạt mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững.

Kinh tế vĩ mô - Thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đang gia tăng (Hình 3).

Ông Andrea Coppola - chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo ông Andrea Coppola - chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, qua thống kê, khảo sát, các số liệu cho thấy, trong khi các nước trên thế giới đang dấy lên nỗi quan ngại về tình hình lạm phát, Việt Nam vẫn đang thực hiện linh hoạt các chính sách kinh tế, kìm hãm tốt lạm phát.

Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức thấp so với thế giới. GDP tăng trưởng ở mức khả quan, đặc biệt, cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý, tỉ lệ đóng góp của khối ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là khá lớn và không ngừng tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ, chính sách tiền tệ linh hoạt và hệ thống ngân hàng được tăng cường. Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh tích lũy đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hiện tại, chính sách quản trị nguồn lực của Việt Nam đang xoay quanh nguồn vốn sản xuất và vốn con người. Trong đó, việc phát triển doanh nghiệp theo hướng năng động, xây dựng hạ tầng đảm bảo hiệu suất hướng đến tích lũy và phát huy vốn sản xuất; việc tích cực nâng cao kỹ năng của người lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho mọi người hướng đến làm giàu thêm vốn con người.

Ngân hàng Nhà nước nêu giải pháp giải ngân nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2%

Chủ nhật, 18/09/2022 | 15:03
Sau 3 tháng triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách Nhà nước, mới có 550 khách hàng được hỗ trợ với số tiền giải ngân hết tháng 8 chỉ ở mức hơn 13 tỷ đồng.

Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong

Chủ nhật, 18/09/2022 | 12:43
Sau 2 năm ứng phó với Covid-19, các doanh nghiệp phải tạm đóng cửa hay giải thể phần lớn do khó khăn về tài chính.

Hai Bộ trưởng “phân trần” về chênh lệch trong định giá đất

Chủ nhật, 18/09/2022 | 12:02
Định giá đất là vấn đề của kinh tế tài chính đất đai. Với nhiều điều còn bất cập, 2 Bộ trưởng Tài chính, TN&MT đã giải đáp rõ hơn tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022.

GS. Đặng Hùng Võ: Bảng giá đất do các địa phương quy định chỉ bằng 30-60% giá thị trường

Chủ nhật, 18/09/2022 | 10:09
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện của dân về đất đai luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng khiếu kiện dân sự chính là sự chênh lệch bảng giá đất.

Giải ngân đầu tư công chậm là câu chuyện “dài nhiều kỳ” về sự lãng phí

Chủ nhật, 18/09/2022 | 10:11
Tuy chiếm tỉ lệ không quá cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng vốn đầu tư công lại có vai trò rất quan trọng, là nguồn vốn “mồi” dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.