Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 2, 16/09/2019 10:08

Trong hầu hết thời gian mẹ mang thai, tư thế yêu thích của trẻ sẽ là quay phần mông hướng xuống tử cung của mẹ. Chỉ khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi mới dần chúc đầu xuống tử cung, gáy quay về phía bụng mẹ giúp quá trình “di chuyển” ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? thì không phải sản phụ nào cũng biết chính xác.

Một số kiến thức chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức về vấn đề này.

Cần biết - Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Chú thích ảnh

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

- Từ lúc hình thành đến thời điểm phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, phần lớn thời gian thai nhi đều sẽ nằm ở tư thế hướng mông về tử cung của người mẹ. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối gần ngày sinh thì thai nhi sẽ có xư hướng quay đầu để tạo ra ngôi thai thuận.

Tư thế lý tưởng của trẻ khi sắp sinh chính là chúc đầu về xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp thai tạo một áp lực lên tử cung, giúp tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt, nhờ đó giúp thai đi ra dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở cận kề.

Vậy, thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

- Thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai:

  • Với những mẹ mang thai lần đầu: thời gian trung bình để thai nhi quay đầu là tuần thai 34-35. 
  • Với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi có thể quay đầu ở tuần 36-
  • Cũng có những thai nhi có thể quay đầu sớm ở khoảng tuần thai 28 – 29.

* Tuy nhiên, đến tuần 30 vẫn có khoảng 25% thai nhi vẫn giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, tới tuần thai 36, vẫn có 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và khoảng 3% không quay đầu dù đã ở tuần 40.

Khoảng thời gian này không hoàn toàn chính xác với mọi sản phụ, thời gian quay đầu của thai nhi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khung chậu của người mẹ, vị trí nằm của nhau thai, cấu trúc tử cung, độ dài ngắn của dây rốn, sự phát triển về thể chất của thai nhi,…

Cần biết - Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? (Hình 2).

Sẽ ra sao nếu thai nhi không quay đầu?

- Trên thực tế, bằng cảm nhận thông thường rất khó để nhận biết bé đã quay đầu hay chưa và hầu hết các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, siêu âm để xác định chính xác tư thế nằm của thai nhi. Dĩ nhiên, vị trí nằm ở trẻ trong những tuần này sẽ thay đổi và đến tuần 34 – 36 gần như sẽ định hình được vị trí cố định của trẻ khi sinh nở. Càng gần ngày cuối của thai kỳ thì khả năng trẻ quay đầu càng thấp.

- Trong trường hợp trẻ không chịu quay đầu, còn gọi là ngôi thai ngược (thai nhi nằm ngang tử cung, vị trí mông nằm hướng về tử cung,….), thậm chí có những trường hợp thai nhi đã quay đầu nhưng phần gáy lại nằm phía bên cột sống,…Khi đó, sản phụ sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:

  • Vỡ ối ngay khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ mặc dù có cơn gò tử cung hay không.
  • Kéo dài thời gian chuyển dạ.
  • Sản phụ bị khó sinh, phải can thiệp các thủ thuật lấy thai để đảm bảo an toàn về tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi.

Do đó, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi thời gian quay đầu của trẻ trong giai đoạn thai kỳ để có hướng xử lý kịp thời, đúng cách.

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Nếu sang tuần 35, thai nhi vẫn chưa quay đầu, mẹ bầu có thể áp dụng một vài phương pháp sau để giúp ngôi thai thuận:

  • Luôn chú ý đến tư thế ngồi sao cho đầu gối thấp hơn hông.
  • Không nên ngồi nhiều, sau mỗi tiếng hãy đứng lên đi lại nhẹ nhàng 10 phút.
  • Tập bò hàng ngày sẽ giúp ngôi thai thuận và bản thân sản phụ dễ sinh nở hơn. Mỗi ngày mẹ nên quỳ bò bốn chân trong khoảng 10 phút.
  • Nằm nghiêng: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái, sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn đồng thời không ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi.
  • Tập thể dục: Một số chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên tập một vài động tác kết hợp chân, tay, hông sẽ khiến thai nhi xoay đầu nhanh hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những tư vấn đề các vận động hợp lý với thể trạng của từng mẹ bầu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tới tuần 37, thai nhi vẫn chưa quay đầu, bác sĩ có thể cho mẹ áp dụng phương pháp xoay thai ngoài bằng cách dùng thuốc. Phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao nhưng không phù hợp với những mẹ bầu mang song thai, thiếu ối, bị nhau bám thấp, nhau bong non,…

Nếu phát hiện ngôi thai bất thường, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ hoặc giúp bạn thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai trong điều kiện thích hợp. Tốt nhất, nếu đang mang thai ở các dạng ngôi thai ngược, bất thường, bạn cần thăm khám và thực hiện theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu đang ở Hà Nội, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc toàn diện sức khỏe của bạn và con yêu trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Trên đây là những chia sẻ thông tin về thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu. Mọi thắc mắc liên quan đến lịch khám thai 3 tháng cuối, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 03.59.56.52.52 hoặc chat tại [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp cụ thể.

Trang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.