Thai phụ bị đái tháo đường cần lưu ý gì để bảo vệ con?

Thai phụ bị đái tháo đường cần lưu ý gì để bảo vệ con?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 4, 23/08/2017 06:00

Nhiều phụ nữ khi mang thai cứ nghĩ rằng càng ăn nhiều càng tốt cho con, nhưng đâu biết đó lại là hiểm họa nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường do nhu cầu tăng năng lượng. Sẽ không có gì đáng quan tâm nếu cơ thể sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường khi tăng sử dụng những nguồn thực phẩm chứa đường. Nhưng không phải thai phụ nào cũng sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường chỉ xảy ra trong thai kỳ và thường tự khỏi sau sinh. Đây là hiện tượng bà mẹ bị tăng đường máu trong quá trình mang thai.

Theo như nhiều khảo sát và nghiên cứu gần đây thì số lượng thai phụ bị đái tháo đường đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Ghi nhận tại một số bệnh viện TP.HCM, khoảng 20 năm trước tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ từ 2-3%, thì nay đã lên đến 14-15%. Riêng tại bệnh viện Hùng Vương, trong năm 2016 đã có khoảng 3.000 trường hợp mắc đái tháo đường thai kỳ trong 19.000 thai phụ được kiểm tra, chiếm 15%.

Sức khỏe - Thai phụ bị đái tháo đường cần lưu ý gì để bảo vệ con?

Bác sĩ Trần Vũ Quang, khoa Sản, BV Phụ sản Trung ương.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tiểu đường lúc mang thai như: thừa cân, béo phì, có bà mẹ lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường.

Các dấu hiệu nhận biết cũng không quá rõ ràng, tuy nhiên 5 dấu hiệu sau đây thường gặp khi bị đái tháo đường thai kỳ: Thường xuyên có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn; cảm thấy khô miệng, khát nước; ăn “không kiểm soát”; nguy cơ nhiễm trùng “cô bé” gia tăng; mắt mờ trong một thời gian ngắn...

Nếu có những dấu hiệu này thì các thai phụ cần đi kiểm tra lượng đường trong máu.

*Đái tháo đường thai kỳ có thể gây những nguy hiểm rất nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi:

*Người mẹ có thể mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén,… Hơn thế nữa, đái tháo đường thai kỳ gây ra tiền sản giật và sản giật cao gấp 4 lần, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dễ băng huyết sau sinh và có nguy cơ mổ đẻ cao gấp 2 lần so với thông thường.

Đối với thai nhi có thể gây ra những nguy cơ nặng nề như dị tật bẩm sinh, tỷ lệ dị tật bẩm sinh tự nhiên ở thai nhi khoảng 1-2%, nhưng nếu bà mẹ bị đái tháo đường thì tỷ lệ này tăng lên gấp 4-8 lần so với bình thường; dễ bị suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết… vàng da, tiểu đường type 2 sau này.

Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát được, trong đó chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên là cách kiểm soát đái tháo đường tốt nhất. Ngoài ra phụ nữ mang thai cần phải theo dõi đường huyết, đi khám thường xuyên và nếu cần thiết thì điều trị bằng thuốc. Dưới đây là những phương án để tránh bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai.

*Chế độ ăn:

Không ăn đồ ngọt như: đường, mía, mật ong, mứt, kẹo…

Hạn chế hoa quả ngọt, bánh kẹo, bánh mỳ, xôi, bánh chưng, miến, đồ nếp.

Không ăn quá no 1 bữa mà chia ra thành các bữa ăn nhỏ (6 bữa/ngày).

Có thể uống sữa bầu được (hỏi ý kiến bác sỹ cụ thể).

*Chế độ tập luyện: đi bộ nhẹ nhàng nếu không có tăng huyết áp, không phù, khoảng 10-15 phút sau ăn 1 giờ.

*Theo dõi đường huyết:

Cân đo đường máu 4-6 lần/ngày, ghi kết quả vào phiếu theo dõi.

Ưu tiên đo trước ăn sáng; sau ăn 2 giờ 3 bữa chính: sáng, trưa, tối.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.