Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người

Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người

Thứ 5, 27/12/2012 23:55

Nắng chát chúa. Người đông như kiến, chen chân không lọt, 99,9% là dân Thái Lan đi chơi cuối tuần. Trả lại chợ Chatuchak cho các bạn Việt thân yêu. Vì nghe theo lời của cô chủ GH, tôi đi bus lên Morchit, đến Amphawa trưa trờ trưa trật, người lử đử lừ đừ.

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 2).

Đường đẹp ven sông

Chợ nổi này chủ yếu là chợ ẩm thực cuối tuần trên sông, hay vì tôi đi trễ quá các ghe hàng đã về hết. Nhưng du khách vui vẻ cười nói ăn uống chụp hình tá lả. Người Thái rất sáng tạo. Quanh chợ hằng hà sa số những nhà nghỉ homestay dễ thương và đầy rẫy những hàng quán với những đồ vật lưu niệm về Amphawa với giá phải chăng.

Rất nhiều món được đưa ra bày bán. Từ ẩm thực đến khô, đến mắm, đến cả những chiếc nón lá, mà tôi nói thiệt, nó bền và đẹp hơn chiếc nón có chữ “Huế thương!” chữ cắt vừa xấu, lại còn nằm thô bên ngoài chiếc nón mà cô khách Tây trên chuyến xe Siemreap – Bangkok cứ nâng niu.

Giá cả mọi thứ ở đây rẻ bất ngờ. Bạn tưởng tượng đi, ở khu du lịch đông đúc như thế này, giá bia Chang đắt ghê quá! Đắt hơn giá ở 7 Eleven tới 1baht luôn. Chỉ 45baht/chai 640ml so với giá 44baht ở 7 Eleven. Mà bán cho “khách ngoại quốc” nữa.

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 3).

Gánh hàng bánh đẹp như hoa của chị

Lang thang chợ nổi bia bọt chè cháo đã đời, tôi mua cái tour giá 50baht, tưởng quấy quá ghe chạy lạch tạch đâu chừng nửa tiếng là xong, hóa ra tour đi gần 3g đồng hồ, ghé thăm viếng 5 ngôi chùa.

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 4).

Chùa đẹp bên bến sông

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 5).

Tôi thích màu xanh và màu trắng. Thanh khiết

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 6).

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 7).

Ngôi chùa “Unseen in Thailand”

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 8).

Tình cờ khi lang thang qua một góc tường bên sân vận động Calcutta

Quá khứ? Không phải của ngày trước tôi đã một lần đến – và ngẫu nhiên thay, chuyến đi Calcutta ngày đó lại chính là chuyến đi nước ngoài lần đầu tiên của tôi. Những gì tôi còn nhớ lại về chuyến đi đó là ánh mắt của 2 ông cháu một nhóm diễn trò do người tổ chức thuê vào khách sạn, cho nhóm chúng tôi – những người khách mời xem. Những ánh mắt mà tôi không thể dùng từ nào để mô tả, vì từ nào cũng quá bất nhẫn, dù là nhẹ nhàng nhất. Và điều thứ 2 tôi nhớ là những tiếng kêu chát chúa ồn ào của bầy quạ, ngay cả trong khu vườn xanh đẹp của khách sạn 5 sao chúng tôi ở.

Tình cờ, những ngày trước chuyến đi này, tôi đọc “Một mùa hè vắng bóng chim” của Hàn Tú Anh kể về những ngày thoáng qua Ấn Độ của bà gần 70 năm về trước. Bà kể về cảm giác của mình về bầy quạ Calcutta của những năm 1940 cũng giống như cảm giác của tôi sau bà nửa thế kỷ, những năm 1990. Còn chăng nữa chỉ là những ảo ảnh mờ mờ của những đoàn tàu, những chuyến xe chật cứng người bên trong và bên ngoài, con sông vàng đục mênh mang chảy, khu chợ New Market một ngày đông đúc với những cô gái điệu đà phốp pháp, những anh bán hàng bảnh trai dẻo miệng… nhưng thiệt tình mà nói, những thứ này chỉ là những ảnh mờ…

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 9).

Calcutta của quá khứ - Nghĩa trang hơn 200 năm tuổi một sáng quạnh quẽ

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 10).

Những đền đài đẹp soi bóng ven dòng Ganges

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 11).

Lộng lẫy Victoria Memmory

Những thứ nhỏ nhoi tồn tại trong trí nhớ của tôi đó thì có ý nghĩa gì với Calcutta, thành phố nhiều ngàn năm tuổi, thành phố mà bây giờ quá khứ vẫn đang chảy song song và tan chảy vào hiện tại. Một quá khứ hào hùng mà chuyến đi trong tháp ngà ngày trước tôi nào có hay. Ngay cả dòng Hoogly chảy dọc thành phố, tôi cũng có hề biết đó chính là đoạn cuối của sông Hằng linh thiêng.

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 12).

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 13).

Những góc hình của Calcutta hiện nay - những con đường và những phận người

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 14).

Saree đẹp trong ngõ đẹp

Hiện tại là gì. Khi thế giới đã bước qua thập niên đầu của thiên niên kỷ thứ III, vẫn nhọc nhằn trên phố những chiếc xe người kéo. Ngồi trên một chiếc cyclo hay một chiếc tricycle đã cảm thấy bất nhẫn – dù biết không ngồi lên thì càng bất nhẫn vì họ không có thu nhập. Nhưng nói thật, có mấy lần tôi đã ngồi trên đó!? Còn ngồi lên một chiếc xe kéo, với chiếc bánh xe đã cao gần bằng người đó, và chiếc yên xe cao ngất ngưởng, và đến hai hay ba người béo tốt (hầu hết người Ấn qua tuổi hoa niên là béo), để một người nhỏ thó đen đúa gầy gò áo quần rách rưới kéo – giữa cái nắng Calcutta, cái nắng oi nồng mà chỉ ở không trong bóng râm cũng đã chịu không nổi, có phải là câu chuyện của thời đại đã có người lên mặt trăng du lịch, ở một cường quốc về tin học, cũng đầy đủ tàu sân bay, tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh…

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 15).

Một góc Calcutta hiện đại – Những chiếc xe kéo như thế này không chỉ là một góc Calcutta.

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 16).

Phút thư giãn chuyện trò hiếm hoi

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 17).

Cũng không chỉ là một góc Calcutta

Hiện tại là những “con phố hớt tóc” nơi cả thợ và người hớt tóc đều ngồi giữa đất trời Calcutta những ngày tháng gió mùa mưa nhiều hơn nắng. Là những bến ghat ven sông người thành tâm vẫn khấn nguyện cùng rác rưởi, dù con sông Hoogly, sông Hằng linh thiêng ở đoạn cuối đổ ra biển cả này đã mênh mang rộng, đã nhận thêm những nguồn nước khác để không còn những xác người trôi nổi chập chờn trên sông như đoạn ngang qua thành Varanasi….

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 18).

Chiều trên dòng Ganges, Baboo Ghat thành Calcutta - chụp thuận chiều nắng sẽ còn rất xám màu.

Hiện tại là gì. Là những chuyến xe bus cũ đến nổi không thể nào cũ hơn, nhét chật người đến nổi không thể nào nhét được nữa (tôi đã ở trên rất nhiều chuyến xe này), là con đò cũng nhỏ bé chòng chành chật ních người vượt qua dòng Ganges những ngày mưa lũ, khi dưới sông cuồn cuộn nước và trên đầu xám xịt mây, gió vần vũ vờn hù dọa sẽ đưa những cơn sóng dữ về… (và tôi hôm ấy cũng đã trên con đò thót tim đó!).

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 19).

Calcutta của quá khứ, sao lộng lẫy những ngôi đền

Quá khứ xưa cũ đây sao? Là vàng son lộng lẫy. Là trắng trong tinh khiết lấp lánh ngọc ngà. Là lung linh đền đài, lấp lánh cung điện… Quá khứ đây sao? Là những đường phố xưa dù phủ màu thời gian, tàn phai bởi con người, chiến tranh tôn giáo… nhưng vẫn thấy dấu xưa rạng ngời. Đã xa lắm những hào quang ngày đó, nhưng cũng rất gần những lấp lánh vừa qua… Tuy nhiên sự tương phản quá tàn nhẫn giữa những giá trị xưa cũ đẹp lung linh và một phần bức tranh hiện tại xám màu,… làm lòng người buồn sao là quá buồn!

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 20).

Hiện tại hay quá khứ?

Tìm kiếm hiện tại, tôi lang thang từ phố đông đến xóm vắng, từ đô thị hào ngoáng đến những khu phố lều ổ chuột nơi vỉa hè rách nát, bên cống rãnh, kế những toilet lộ thiên… nơi lũ trẻ con nheo nhóc đen đúa vẫn tiếp tục được/hay bị sinh ra và lăn lóc sống… tôi thường tự hỏi mình đang kiếm tìm gì? Mong chạm được quá khứ, tôi lặn lội đây đó, chỉ khi tình cờ gặp một mảng tranh đã phai mờ trên tường cũ, mà tôi ngẩn ngơ chẳng biết đây là quá khứ hay hiện tại, hay quá khứ và hiện tại đang hòa tan vào nhau – như Ấn Độ huyền bí!!!

Xã hội - Thăm chợ nổi Việt Nam nơi xứ người (Hình 21).

Buổi sáng trong nhà Mẹ Theresa

Giờ tôi đang ở đây, đã đến được thành Calcutta, đã trở lại được Calcutta đã là người may mắn! Và để được đến thăm căn nhà xưa của Mẹ Theresa tôi hằng kính trọng. Để một sớm phố đông, người đen, bụi đô thị, rác cuộc sống chao chát bên ngoài, chỉ cách một bức tường không gian bên trong mới bình yên làm sao. Được ngồi lặng trước ngôi mộ đơn sơ của Mẹ Theresa, được biết thêm những điều Người đã làm, về cuộc sống giản dị thanh cao của Người…. chỉ muốn lòng mình được yên, vậy thôi!

Kỳ 3: Darjeeling mù sương

Backpackervn


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.