"Thâm nhập" Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà

"Thâm nhập" Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà

Phạm Trọng Tùng

Phạm Trọng Tùng

Thứ 4, 23/10/2019 08:00

Liên quan đến vụ đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà, ghi nhận PV ngày 22/10 tại Công ty CP gốm sứ Thanh Hà - CTH (Khu 6, phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ) để xác minh nguồn gốc của số lượng dầu thải trên.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà

Lối vào công ty CP Gốm sứ Thanh Hà (CTH) ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ -  nơi cung cấp dầu thải cho Lý Đình Vũ, 1 trong 3 nghi can đổ trộm chất thải làm ô nhiễm nguồn nước của Nhà máy Nước sạch Sông Đà.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 2).

Theo ghi nhận PV Người  Đưa Tin, bên trong nhà máy của Công ty CP gốm sứ Thanh Hà rộng hàng nghìn m2, hệ thống máy móc và các vật liệu sản xuất ngổn ngang ở nhiều khu vực khác nhau.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 3).

Hiện trong công ty này vẫn còn lượng lớn dầu thải được chứa trong những thùng phuy và téc nhựa.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 4).

Trong quá trình sản xuất, máy móc của công ty này thải ra lượng dầu lớn. Theo lời kể của một người trong công ty, người dân quanh khu vực vẫn hay tới xin dầu thải này để bẫy chuột.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 5).

Khu vực chứa dầu thải của công ty này hiện được quây lại bằng lưới sắt, bên ngoài treo biển "Chất thải nguy hại".

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 6).
Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 7).

Cận cảnh dầu thải, cô quánh.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 8).

Phía ngoài cùng của nhà máy còn có 5 bồn chứa dầu thải rộng tới 3 - 5 m3/1bồn cáu bẩn, đen xì được đặt trên bệ gạch xây cao tầm khoảng 2,5 mét.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 9).

Kho rác thải nguy hại ngổn ngang các loại vật liệu khác nhau.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 10).

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gốm sứ Thanh Hà khẳng định công ty sử dụng dây chuyền công nghệ 4.0.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 11).

Ông Truyền cũng nhận trách nhiệm do quản lý lỏng lẻo công nhân nên với có số lượng dầu thải ra gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà. 

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 12).

“Nếu không có công ty Thanh Hà thì cũng sẽ không có dầu thải đổ ra sông Đà. Tôi nhận trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, cán bộ công nhận viên của mình, tôi xin được gửi lời xin lỗi đến những người bị hại do sự cố đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà.", ông Truyền nói.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 13).

Được biết, dầu thải được xuất phát từ 3 cỗ máy thủy lực, máy ép, mỗi máy thủy lực bình quân thải ra 1000 lít/ 6 tháng. Vì vậy mỗi năm thải ra hàng chục tấn dầu thải, mỗi lần phía công ty gom đủ 15 tấn để công ty môi trường đến lấy, đợt này do chưa gom đủ nên vẫn bảo quản trong các thùng phuy.

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 14).

Theo ông Truyền trước đây số lượng dầu thải ra được công ty mang ra đốt gạch, tuy nhiên 3 tháng nay công ty ông đã dung gas. 

Môi trường - 'Thâm nhập' Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà (Hình 15).

Từ năm 2017 Công ty gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) đã ký hợp đồng với một đơn vị xử lý tuy nhiên cho đến nay công ty xử lý này chưa hề thu gom được 1m3 dầu thải nào.

cận cảnh nơi lưu giữ dầu thải tại nhà máy gạch Thanh Hà

Theo hồ sơ vụ việc, ngày 6/10, đối tượng Lý Đình Vũ thuê Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám lái xe ôtô tải đi từ tỉnh Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) lấy chất thải.

Sau đó, ôtô tải di chuyển về Công ty TNHH Cơ khí cao su K90, tỉnh Hưng Yên gửi xe.

Đến ngày 8/10, cả 3 đối tượng trên sử dụng 2 xe ôtô nêu trên chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành xả chất thải, sau đó bỏ trốn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.