Tiếp nhận thông tin về vụ giao dịch buôn bán, xem hàng gỗ trắc tại một cửa khẩu thuộc biên giới Việt Nam - Campuchia, PV đã thông qua nhiều kênh thông tin để tiếp xúc với một “thổ địa”, cũng là một “tay sai tín cẩn” trong nhóm môi giới và bí mật xin theo. Sau một thời gian thuyết phục, “thổ địa” này cũng đồng ý song không quên kèm theo những cảnh báo lạnh người...
Phập phồng bám theo một “chân rết”
Trước khi đi vào cuộc “hành quân” theo chân các đầu nậu buôn lậu gỗ đến địa phận biên giới, PV xin nói rõ, hiện nay Việt Nam đã chính thức ngừng nhập khẩu gỗ trắc. Cho nên, mọi giao dịch về loại gỗ này đều là vi phạm pháp luật .
Cụ thể, cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (Công ước về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp), đã ngừng cấp giấy phép nhập khẩu gỗ trắc từ 1/1/2015, với những lô hàng có nguồn gốc từ Thái Lan và Campuchia. Đối với gỗ trắc từ Lào, cơ quan CITES Việt Nam chỉ xem xét cấp nhập khẩu khi có xác nhận về hồ sơ hợp pháp từ cơ quan CITES Lào. Ngoài ra, CITES Việt Nam cũng tạm ngừng cấp giấy phép tái xuất gỗ trắc, kể từ ngày 1/1/2015, đối với các lô hàng gỗ trắc từ Lào và Campuchia.
Một vụ vận chuyển gỗ lậu quý hiếm bị bắt giữ.
Trong khi đó, Lào chỉ cho phép xuất khẩu gỗ trắc có nguồn gốc từ khai thác, tận dụng các công trình hạ tầng. Dù có lệnh cấm, nhưng các giao dịch lậu về gỗ trắc vẫn đang được tiến hành rầm rộ. Trước đó, do tình trạng khai thác, buôn bán gỗ trắc phức tạp, các nước phân bố và tiêu thụ nhiều loại gỗ này là Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đã họp, đối thoại về ngăn chặn khai thác và buôn bán gỗ trắc...
Bắt được mối, PV theo nhóm này lên đường, tiếp cận một đường dây buôn lậu gỗ trắc. Dù “có chút quen biết” nhưng trước khi khởi hành, “thổ địa” cũng không hề cho biết thông tin giao dịch ở đâu, ngày n