Tham vọng của công ty tái chế pin lithium-ion lớn nhất Ấn Độ

Tham vọng của công ty tái chế pin lithium-ion lớn nhất Ấn Độ

Phạm Thị Thu Thanh

Phạm Thị Thu Thanh

Thứ 3, 31/05/2022 17:32

Attero đặt mục tiêu nâng công suất tái chế pin lithium-ion lên 300 nghìn tấn/năm vào năm 2027, so với chỉ 11 nghìn tấn như hiện nay.

Công ty tái chế pin lithium-ion lớn nhất Ấn Độ Attero Recycling Pvt đang có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 5 năm để xây dựng các nhà máy tái chế pin lithium-ion ở Mỹ, châu Âu và Indonesia.  Nhu cầu về kim loại này đang tăng cao, trong bối cảnh toàn cầu chuyển hướng sang sử dụng ô tô điện. 

Giám đốc điều hành Nitin Gupta của công ty Attero mới đây đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Có một lượng lớn chất thải pin lithium-ion để chúng tôi có thể tái chế”. Đến năm 2030, 2,5 triệu tấn pin lithium-ion sẽ hết tuổi thọ nhưng hiện tại khả năng tái chế pin chỉ đạt 0,7 triệu tấn.

Vị giám đốc của công ty chia sẻ: “Pin lithium-ion đang trở nên phổ biến, chúng được sử dụng trong các thiết bị điện tử tiêu dùng và xe điện”. Tái chế pin có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc cung cấp lithium. Sự thiếu hụt loại pin này đang đe dọa tới quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch trên toàn cầu thông qua thúc đẩy sử dụng xe điện.

Thế giới - Tham vọng của công ty tái chế pin lithium-ion lớn nhất Ấn Độ

Cơ sở tái chế pin lithium-ion của công ty Attero ở thành phố Roorkee, Ấn Độ. Ảnh: Indian Express.

Do nguồn cung lithium không theo kịp nhu cầu, giá pin vốn chiếm khoảng 50% giá thành của xe điện đang trên đà tăng mạnh. Chi phí pin gia tăng khiến người dân gặp khó khăn hơn để sở hữu ô tô điện, đặc biệt đối với các thị trường nhạy cảm với sự tăng giá như Ấn Độ. Quốc gia này vốn tụt hậu so với nước lớn như Trung Quốc trong việc chuyển đổi.

Công ty Attero chủ yếu chiết xuất các kim loại như coban, niken, liti, than chì và mangan. Một số nguyên liệu công ty chiết xuất được chuyển đến nhà máy Tesla Inc (TSLA.O) thông qua tập đoàn khai thác Thụy Sĩ Glencore Plc (GLEN.L).

Ông Gupta cho rằng việc khai thác những kim loại đó thay vì lấy chúng ra khỏi pin cũ để tái chế có thể gây hại đối với môi trường và xã hội, đồng thời lưu ý để chiết xuất một tấn lithium tiêu tốn 500 nghìn gallon nước.

Ông Gupta nhận định việc tái chế pin không chỉ giúp công ty giải quyết vấn đề chất thải mà còn trở thành "người đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng vật liệu bằng cách bán kim loại xanh mà không cần khai thác trên trái đất".

Với khoản đầu tư 1 tỷ USD, Attero đặt mục tiêu nâng công suất tái chế pin lithium-ion lên 300 nghìn tấn/năm vào năm 2027 so với chỉ 11 nghìn tấn hiện nay, đáp ứng 15% nhu cầu của thế giới về lithium, coban và graphite so với mức dưới 0,1% hiện nay. Vốn đầu tư chủ yếu từ các khoản tích lũy nội bộ. 

Một nhà máy ở Ba Lan dự kiến bắt đầu hoạt động vào quý IV/2022, trong khi một nhà máy ở bang Ohio (Mỹ) sẽ đi vào hoạt động vào quý III năm sau. Một nhà máy ở Indonesia có kế hoạch hoạt động từ quý I/2024.

Phạm Hà Thanh (theo Bloomberg, Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.