Theo Policyforum, một chủ đề thú vị đang nổi lên đó là tham vọng toàn cầu và khu vực của Nga.
Khi thế giới đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, Nga trở nên chủ động mở ra các “cuộc đàm phán hòa bình”. Điều này có thể xuất phát từ việc các ảnh hưởng gia tăng của Washington tại Trung Đông bởi các chính sách ngoại giao của Tổng thống Trump.
Thông điệp mà Nga hướng đến là Moscow sẽ mang đến sự hỗ trợ về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho Syria.
Moscow rất quan tâm đến các quan hệ kinh tế và hợp tác chính trị. Những lợi ích này ảnh hưởng đến nhiều nơi trong khu vực.
Hồi đầu tháng 12/2018, Nga đã mời Tướng Haftar, người đứng đầu quân đội Quốc gia Libya gặp Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Valery Gerasimov, người đứng đầu bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga. Cuộc gặp đưa ra sáng kiến hòa bình Italy về vấn đề Libya. Dù cuộc gặp này không đưa đến kết quả cụ thể nhưng việc Nga tham dự có ý nghĩa lớn. Cuộc gặp không có bất kỳ quan chức cấp cao Mỹ nào tham gia.
Nga rất quan tâm đến việc thành lập các căn cứ quân sự tại Libya thúc đẩy tầm nhìn tại Địa Trung Hải.
Moscow đã tiếp cận rộng rãi tới cảng Tartus của Syria, nơi hiện là căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải và thúc đẩy hiện đại hóa để 11 tàu chiến có thể sử dụng cảng bất cứ lúc nào.
Vào tháng 1/2017, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Gerasimov đã có chuyến thăm Tobruk vào thời điểm lực lượng hải quân Nga đang tham gia diễn tập trên biển. Các tàu hải quân Nga cũng đã phát đi cảnh báo về máy bay Libya đang bay qua Sirte.
Hôm 9/11/2018, Nga tổ chức hội nghị về vấn đề Afghanistan tại Moscow. Cùng tham gia là các đại diện từ Taliban, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Các quốc gia mà có quan hệ trực tiếp với Afghanistan đã gửi các đại diện và một số thành viên quan trọng của ủy ban hòa bình được chính phủ bổ nhiệm tham dự sự kiện, trong đó có cựu Tổng thống Hamid Karzai.
Mỹ có quan sát viên trong các cuộc đàm phán. Một số nghi ngờ về liệu cuộc gặp có khuyến khích người Mỹ đồng ý mở cuộc đàm phán mới với lực lượng Taliban. Vào tháng 7/2018, Tổng thống Trump đã yêu cầu có chiến lược mới, bao gồm cả các đối thoại mở với lực lượng Taliban.
Vào ngày 20/11, ông Mikhail Bogdanov, đại diện Trung Đông của Tổng thống Putin cũng là Thứ trưởng Ngoại giao đã đến thăm Baghdad. Vài ngày sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng thống mới bổ nhiệm của Iraq - Barham Salih đã gặp ở Rome được xem là lộ trình mới cho lời mời chính thức của Tổng thống Putin thăm Iraq vào năm 2019.
Nga cũng có mối quan hệ tốt với lực lượng người Kurd tại Iraq. Thương mại giữa Nga và Iraq đánh giá mức tăng 1.4 tỷ USD so với 900 triệu USD Mỹ trong năm 2016. Các công ty dầu của Nga, bao gồm Lukoil và Gazprom, hiện hoạt động tại phía nam Iraq thúc đẩy phát triển khí đốt tự nhiên.
Đây là những minh chứng cho thấy chiến lược Nga đang mở rộng phát triển về không gian và hiện tại đóng vai trò lớn sau khi Israel bắn hạ máy bay không người lái của Iran. Thủ tướng Israel Netanyahu cũng lên tiếng kêu gọi Moscow trong trường hợp đối phó với các thách thức.
Nga đang ngày càng gây ảnh hưởng trong khu vực Trung Đông. Nga không chỉ ảnh hưởng lớn mà còn là nhân vật chính trong khu vực này.
Syria hiện vẫn được Nga hậu thuẫn và vai trò của Nga đối với nước này ắt hẳn có thể nhìn thấy rõ, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố sẽ rút quân khỏi vùng đất này.
Xem thêm >> “Hậu quả nghiêm trọng” Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải gánh chịu nếu mua S-400 của Nga