Có lẽ ban đầu, nếu ai nhìn thấy dáng vẻ của Altamura Man đều phải bịt miệng và chạy ra ngoài bởi bộ dạng vô cùng đáng sợ. Trong suốt 30 năm tìm thấy kể từ năm 1990, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra thân thế của người đàn ông hóa thạch kỳ lạ nằm trong mỏ khoáng canxit của hệ thống hang động gần Altamura được cho là 130.000 năm tuổi.
Chắc chắn Altamura Man không thuộc loài chúng ta, mà thuộc về một loài người cổ đã tuyệt chủng, từng rất đông đúc ở nơi là châu Âu ngày nay: người Neanderthals.
Altamura Man như nằm giữa một rừng san hô, hộp sọ nổi hạch kỳ lạ. Thực ra, đó là sự kết tinh của khoáng chất trong hầm mỏ suốt 130.000 năm bị chôn vùi. Do hài cốt nằm ở nơi rất khó tiếp cận, phải di chuyển qua những khe nứt hẹp dưới lòng đất suốt 20 phút khiến việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.
Nghiên cứu năm 2016 dựa vào phân tích ADN xương vai đã xác định Altamura Man là người Neanderthal sống cách đây 130.000 - 172.000 năm. Nhóm nghiên cứu của Moggi-Cecchi phát hiện thêm một số thông tin về hàm răng của người này dựa vào ảnh chụp, video và ảnh X-quang.
Người đứng đầu là giáo sư - tiến sĩ Jacopo Moggi-Cecchi thuộc đại học Florence (Ý) đã phát hiện được những dấu vết trên hàm răng của Altamura Man có sự can thiệp của "bàn tay thứ ba".
Giống những người Neanderthal khác, răng cửa của Altamura Man lớn hơn răng của người hiện đại nhưng răng hàm lại có kích thước tương đương. Trước hết, bộ hàm với một số phần mềm được bảo quản nguyên vẹn còn tiết lộ bệnh nướu răng và tình trạng vôi răng mà người đàn ông mắc phải.
Hàm của người Neanderthal rộng hơn, cằm không nhô ra như thường thấy ở con người ngày nay. Phân tích vết mòn và cao răng trên các răng khác cung cấp cho các nhà khoa học thêm thông tin về chế độ ăn của người Neanderthal và cách họ sử dụng răng cho những hoạt động khác ngoài ăn.
Thứ hai, Altamura Man chắc hẳn đã ngã xuống một hố sâu và chết ở dưới đó, tuy nhiên chiếc hố ấy đã bị trầm tích bao phủ, Altamura Man đã chết đói và không có ai phát hiện ra – một cái chết đau đớn. Có những bằng chứng còn lại cho thấy phần cơ thể còn lại đã được bảo quản như một xác ướp hóa thạch! Nếu thật vậy, đó sẽ là "một giấc mơ" đối với các nhà khoa học bởi việc tìm ra xương cốt nguyên vẹn của người Neanderthals đã rất khó khăn sau 50.000 năm họ tuyệt chủng.
Người Neanderthal sống ở khắp châu Âu vào khoảng cách đây 300.000 năm. Họ đã cố gắng thích nghi và sống sót được một thời gian sau thời kỳ băng hà trước khi bị tuyệt chủng khoảng 30.000-50.000 năm về trước. Họ có một chiếc mũi nhô ra trên một khuôn mặt to lớn với một vầng trán đồ sộ và không có cằm.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh được cho là "gây sốc" khi cho thấy người Neanderthals không phải một loài người cổ xưa man rợ. Nhiều bằng chứng cho thấy, người Neanderthals biết sử dụng hoa và chế hương liệu phục vụ đám tang – bằng chứng của 1 nền văn hóa phức tạp. Người Neanderthals xuất hiện sớm hơn người tinh khôn Homo sapiens chúng ta (còn gọi là người hiện đại). Họ được cho là loài người cổ giống với chúng ta nhất, có thể hình tốt, là những thợ săn dũng mãnh. Người Neanderthals từng gặp gỡ người tinh khôn và có những cuộc hôn phối dị chủng, để lại dấu vết sinh học trong DNA của nhiều người châu Âu hiện đại.
Nguyên Anh (Nguồn Acient Origins)