Theo thông tin từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 7/2019 tăng cao hơn nhiệt độ trung bình của thế kỷ XX là đương 0,95 độ C, trở thành tháng 7 nóng nhất trong lịch sử.
Trước đó, dữ liệu cho biết tháng 7/2016 được coi là tháng nóng nhất trong 140 năm trở lại đây.
Một số quốc gia châu Âu bao gồm Pháp, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Đức báo cáo tháng 7 phá vỡ kỷ lục nhiệt độ trên cả nước.
Khu Markusvinsa ở Thụy Điển ghi nhận mức nhiệt 34,8 độ C, nhiệt độ cao nhất đo được ở phía bắc vòng Bắc Cực.
Riêng châu Phi đã trải qua tháng nóng nhất trong lịch sử.
Ở Ấn Độ tình trạng nắng nóng đột biến khiến người dân lâm vào khủng hoảng thiếu nước trầm trọng trong suốt 100 năm qua, thời tiết nắng đến mức các loài động vật đã bỏ rừng để đến các khu dân cư tìm nguồn nước gây nguy hiểm cho người dân.
Nhiệt độ cao kỷ lục cũng đi kèm với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Đại dương ấm lên dẫn tới băng trên biển tan sớm ở eo biển Bering giữa Nga và Alaska.
Hiện tại, ở Bắc Cực, lớp băng đã giảm xuống thấp kỷ lục hơn 19,8% so với mức trung bình và vượt qua mức thấp kỷ lục ghi nhận trước đó vào tháng 7/2012.
Trong khi đó, lớp băng ở Nam Cực cũng thấp hơn 4,3% so với mức trung bình giai đoạn 1981-2010, khiến diện tích của nó trong tháng 7 nhỏ nhất trong 41 năm.
Khoảng 197 tỷ tấn băng từ Greenland đã tan chảy vào Đại Tây Dương trong tháng 7, và đây là con số cao hơn rất nhiều so với con số mà các nhà khoa học dự đoán.
Minh Anh (Nguồn CBS News)