Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội

Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 6, 12/05/2017 19:29

Ngày 12/5 tại Hà Nội, với sự hỗ trợ từ cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).

Chủ trì Hội thảo về phía Hội Luật gia Việt Nam là GS.TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam. Đồng chủ trì có TS. Michael Trueblood, Giám đốc phòng Phát triển Kinh tế và quản trị Nhà nước, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Xã hội - Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội

GS.TS.Lê Minh Tâm phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Thành Long)

Xã hội - Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội (Hình 2).

 TS. Michael Trueblood, Giám đốc phòng Phát triển Kinh tế và quản trị Nhà nước, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phát biểu. (Ảnh: Thành Long)

Phát biểu khai mạc, GS.TS Lê Minh Tâm cho biết, với tư cách là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, Hội Luật gia Việt Nam đặc biệt quan tâm và luôn theo sát tiến trình sửa đổi luật Trợ giúp pháp lý. Nhiều cuộc hội thảo thời gian qua đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết đến từ các cá nhân, đơn vị.

Xã hội - Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội (Hình 3).

 Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo cá nhân, tổ chức. (Ảnh: Thành Long)

Với mong muốn tiếp tục tham gia vào quá trình hoàn thiện dự thảo luật Trợ giúp pháp lý, đặc biệt là vào thời điểm bên thềm, trước khi luật Trợ giúp pháp lý được trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 vào tháng 5 - 6 năm nay, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội thảo để thu thập các ý kiến quý báu, đặc biệt là các ý kiến từ thực tiễn, từ những người đang hàng ngày thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý đối với dự thảo luật Trợ giúp pháp lý...

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện luật Trợ giúp pháp lý, hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước đã phát triển tương đối mạnh mẽ, với việc thành lập 63 trung tâm trợ giúp pháp lý, 202 chi nhánh và 4.345 câu lạc bộ.

Xã hội - Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội (Hình 4).

 Nhiều ý kiến đóng góp rất tâm huyết tại Hội thảo. (Ảnh: Thành Long)

Cùng với việc phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý xuống tận cơ sở thì Nhà nước đã cấp ngân sách để hệ thống trợ giúp pháp lý hoạt động để đảm bảo quyền của những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Song song với hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước, các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật bên ngoài Nhà nước đang là nguồn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cũng phát triển hùng hậu với gần 3.000 văn phòng luật, công ty luật với hơn 11.600 luật sư chính thức, 180 trung tâm tư vấn pháp luật với gần 600 tư vấn viên pháp luật và đội ngũ cộng tác viên lên tới gần 2.500 người...

Xã hội - Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội (Hình 5).

 Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Thành Long)

Tuy nhiên, với chính sách và cơ chế hiện tại, luật Trợ giúp pháp lý chưa thực sự huy động được các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp triển hoạt động Trợ giúp pháp lý. Do vậy, việc sửa đổi luật Trợ giúp pháp lý là rất cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động Trợ giúp pháp lý, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bền vững cho hoạt động Trợ giúp pháp lý.

“Chúng tôi đánh giá đây là hội thảo rất quan trọng”, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Minh Tâm nhấn mạnh.

Xã hội - Thảo luận luật Trợ giúp pháp lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội (Hình 6).

Bà Trần Thị Dung, Phó Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng có mặt tại Hội thảo hôm nay và phát biểu ý kiến. (Ảnh: Thành Long)

Hội thảo đã nghe ThS. Phan Thị Thu Hà, Phó Trưởng phòng Chính sách và Quản lý nghiệp vụ, cục Trợ giúp Pháp lý, bộ Tư pháp trình bày một số nội dung cơ bản của dự thảo luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi); nghe báo cáo tham luận về những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi (trên cơ sở kết quả khảo sát ý kiến của các trung tâm tư vấn pháp luật, viện nghiên cứu và ý kiến nghiên cứu) do ThS. Đặng Đình Luyến, Hội viên Hội Luật gia Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIII, chuyên gia tư vấn dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GID) trình bày; nghe chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về hoạt động trợ giúp pháp lý của ông LS. David Anderson, Giám đốc dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng cường toàn diện (USAID GIG)... cùng nhiều ý kiến thảo luận tâm huyết, xác đáng của các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, đơn vị...

Hội thảo cũng đã dành nửa ngày làm việc để thảo luận 3 nhóm chuyên đề, cụ thể là (1) người được Trợ giúp pháp lý và điều kiện được Trợ giúp pháp lý, (2) Các tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý và (3) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền được Trợ giúp pháp lý.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Minh Tâm đánh giá cao những ý kiến đóng góp tại Hội thảo cũng như ngày làm việc hiệu quả và cho biết: Kết quả của hội thảo sẽ được tổng hợp thành báo cáo toàn diện và gửi tới ban Soạn thảo, ủy ban Pháp luật của Quốc hội xem xét như một cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo trước khi trình Quốc hội.

Dương Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.