Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, cơ thể không tự sản sinh insulin hoặc insulin tiết ra không đủ để hấp thu glucose trong máu dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không đơn thuần chỉ cảm thấy khó chịu mà còn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như hư thận, tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh... Do đó điều quan trọng là phải phát hiện bệnh sớm và có phương án ổn định đường huyết hiệu quả.
Bác sĩ cảnh báo khi cơ thể liên tục cảm thấy có 3 bộ phận này bị ngứa thì nên kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt.
Ngứa tai
Ngứa tai là một biểu hiện tương đối bình thường nhưng nếu thường xuyên xuất hiện thì bạn nên cảnh giác với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là khi lượng đường trong máu tăng lên sẽ dẫn đến tăng tuyến bã nhờn sản xuất bụi bẩn trong tay, từ đó làm cho triệu chứng ngứa tai thêm trầm trọng.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên đã không kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai thường xuyên xảy ra, ngày càng nặng nề thì bạn nên kiểm tra lượng đường huyết của mình.
Ngứa bàn tay và bàn chân
Khi bị ngứa tay chân, nhiều người sẽ nghĩ đến bệnh nấm da chân, nhưng nếu đã điều trị mà chưa khỏi thì bạn nên nghĩ đến việc kiểm tra đường huyết xem chỉ số có cao bất thường hay không.
Bác sĩ giải thích, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều. Vùng da tay chân là 2 vùng dễ bị ảnh hưởng nhất và thường có cảm giác ngứa nhiều nhất.
Ngứa "vùng kín"
Bệnh tiểu đường thường để lộ rất nhiều dấu vết trên da. Nếu nhận biết những triệu chứng này sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và can thiệp ngăn ngừa biến chứng.
Do rối loạn chuyển hóa glucose, rối loạn chức năng thần kinh mà cơ thể người tiểu đường thường đổ khá nhiều mồ hôi. Đây là lý do rất dễ sinh sôi vi khuẩn và nấm, bệnh nhân nữ rất dễ bị ngứa bộ phận sinh dục.
Ngoài ra người tiểu đường còn thấy ngứa khắp mình mẩy, sau khi gãi còn để lại vết thương và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó, làn da của người tiểu đường còn hay xuất hiện mụn nhot.
Ngoài các dấu hiệu trên, nếu bị mắc bệnh tiểu đường bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
-Tiểu nhiều: Tình trạng này xảy ra là do lượng đường trong máu cao hơn bình thường, thận phải hút nước từ các mô pha loãng glucose rồi bài tiết qua nước tiểu. Sau đó, các tế bào sẽ đẩy chất lỏng vào máu, đào thải đường. Trong quá trình lọc, thận không hấp thu chất lỏng dẫn đến tiểu nhiều. Trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường type 1 thường đái dầm vào ban đêm, tiểu không tự chủ. Trường hợp mắc bệnh nặng có thể bị mất nước.
-Thường xuyên khát nước: Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ loại bỏ đường dư thừa qua nước tiểu. Vì thế, người bệnh bị mất nước, điện giải, khát nước quá mức. Nếu làm dịu cơn khát bằng nước trái cây, đồ uống có đường, lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
-Thường xuyên có cảm giác đói: Bệnh nhân thấy đói do cơ thể không có khả năng dùng đường nhằm tạo năng lượng. Ở người bình thường, insulin đưa đường từ máu đến các tế bào nhằm nạp năng lượng cho cơ thể. Trường hợp lượng đường trong máu tăng, đường không được chuyển hóa thành năng lượng, tạo cảm giác đói.
-Mệt mỏi: Lượng đường trong máu cao có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi. Đây là kết quả của tình trạng thiếu hoặc kháng insulin, thực phẩm hấp thụ không được sử dụng làm năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Người mắc tiểu đường type 1 và 2 đều có triệu chứng mệt mỏi.
-Giảm cân: Mặc dù người bệnh cần ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng họ vẫn thể bị sút cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu.
- Nhìn mờ: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể. Điều này thể ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn.
Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường có thể là khô miệng, khô da, ngứa, vết thương trên da khó lành, nhiễm trùng khoang miệng, mắc bệnh gai đen (nhiều mảng da đổi màu thành nâu, đen). Nam giới mắc bệnh trong thời gian dài dễ bị rối loạn cương dương.
Nhằm phát hiện sớm bệnh, Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo người sau 35 tuổi cần tầm soát bệnh tiểu đường type 2 định kỳ (3 năm một lần). Mỗi người cần lưu ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể như tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, ít vận động, mệt mỏi, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường... Các xét nghiệm chẩn đoán người mắc tiểu đường gồm: xét nghiệm huyết cầu tố A1C, xét nghiệm glucose lúc đói, xét nghiệm glucose qua miệng, kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên...
Minh Hoa (t/h)