Thầy cô phải được... giáo dục tâm lý

Thầy cô phải được... giáo dục tâm lý

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với GS. Văn Như Cương (hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) về vấn đề bạo lực học đường. Ông cho rằng, gia đình và nhà trường là hai yếu tố chủ yếu tác động đến tâm sinh lý của trẻ.

GS. Văn Như Cương nhận định: "Các gia đình hiện nay hầu như thiếu đi sự quan tâm đến tâm sinh lý của con trẻ. Họ không hiểu được con trẻ mong muốn điều gì nên dễ đẩy trẻ đến tâm lý rụt rè, ngại chia sẻ.

Đây là truyền thống của nền văn hóa Á Đông, con người ít biểu lộ cảm xúc và đôi khi người lớn không quan tâm đến trẻ, không hiểu suy nghĩ của trẻ. Đó là nguyên do vì sao trẻ đa phần sống nội tâm và có những hành vi chống lại người lớn. Một khi con trẻ thiếu đi niềm tin vào bố mẹ, dồn hết tâm sự của mình vào bạn bè, tìm đến các trang mạng cá nhân Yahoo, Facebook... để giải tỏa cảm xúc.

Và khi gặp phải những bế tắc mà người lớn tạo nên cho trẻ, chúng sẽ tự vệ bằng những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ. Lúc này, thầy cô chưa kịp hiểu tâm lý học sinh đã vội áp đặt những nguyên tắc cá nhân của mình để giáo dục trẻ và hậu quả đáng tiếc xảy ra là không tránh khỏi".

Xét đến yếu tố nhà trường, ông Cương nhấn mạnh: "Cần phải thay đổi một hệ thống giáo dục thì mới có hi vọng một bộ mặt sáng sủa cho nền giáo dục". Ông nhắc đến một điểm yếu của các trường học hiện nay. Đó là các tổ chức Đoàn, Đội ngày càng mờ nhạt, chuyên chú trọng đến văn nghệ, công tác xã hội mà quên mất ý nghĩa quan trọng. Các tổ chức đoàn thể phải là nơi liên kết các bạn trẻ hướng tới lối sống tích cực.

Nhưng hiện tại, Đoàn, Đội tại các trường không còn chú ý đến việc giáo dục, phổ biến các kiến thức tâm sinh lý cho đoàn viên như trước. Học sinh không được trang bị đầy đủ các kiến thức về tâm sinh lý và khi gặp các trường hợp gây tổn thương tâm lý chúng sẽ không thể kìm chế được cảm xúc nhất thời của bản thân. Và vô hình trung giáo viên "sẽ đẩy học sinh đến những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những hành động dại dột như tự tử là một điều rất nguy hiểm".

Xã hội - Thầy cô phải được... giáo dục tâm lýẢnh minh họa

Đánh giá về hiện trạng bạo lực học đường, ông khẳng định: "Không chỉ đánh đập mới gây ức chế học sinh mà nói năng còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến suy nghĩ của học sinh và có thể làm hỏng cả thế hệ tương lai của đất nước". Ông dẫn chứng trường hợp em học sinh ở Thái Bình bị cô giáo mắng, đã vội chạy ra lan can nhảy từ tầng 2 trường học tự tử.

Ông Cương bức xúc: "Chính những giáo viên lại là nạn nhân của sự thiếu hụt kinh nghiệm trong giáo dục. Họ không được đào tạo theo một hệ thống xuyên suốt để hiểu, nắm bắt tâm sinh lý học sinh và có những phương pháp giáo dục chuẩn mực. Những ức chế trong nghề nghiệp, phát sinh các hành vi đánh đập, lăng mạ học sinh đã trực tiếp làm xấu hổ, tổn thương lòng tự trọng của học sinh. Cộng thêm tâm lý học sinh thời nay luôn đề cao cái tôi rất lớn dẫn đến cái tôi dại dột và để lại hậu quả đáng tiếc".

Theo GS. Văn Như Cương, thực trạng bạo lực học đường đang phổ biến để chấn chỉnh nhà trường và gia đình cần có một sự liên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau. "Chỉ khi gia đình và nhà trường có sự liên kết chặt, tương tác với nhau mới có thể đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường. Khi đó học sinh sẽ có ý thức với mọi vấn". Song song với công tác này, GS. Cương cũng đưa ra đề xuất cho ngành giáo dục. Đó là sự quan tâm cần thiết đến hệ thống đào tạo sư phạm, chú trọng tới những môn tâm lý học, giáo dục học.

Hiện nay, những môn học này vẫn còn mang tính chất đại cương, lý thuyết và xa rời thực tiễn. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai với những phương pháp dạy "tùy cơ ứng biến" gây nhiều ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ.

Phong Bình


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.