Thay đổi cách xác định xe quá tải trọng và xe quá khổ, biết kẻo thiệt

Thay đổi cách xác định xe quá tải trọng và xe quá khổ, biết kẻo thiệt

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 3, 26/12/2023 07:00

Kể từ ngày 1/2/2024, xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ được xác định theo Thông tư 35/2023/TT-BGTVT.

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2024.

Cụ thể tại Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT được sửa đổi tại Thông tư 35/2023/TT-BGTVT quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ.

Thứ nhất, xe quá tải trọng của đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc biển báo hiệu “Loại xe hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này.

Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe tại Điều 17 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” và “Loại xe hạn chế qua cầu”.

Có tải trọng trục xe vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc biển báo hiệu “Tải trọng trục hạn chế qua cầu” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này.

Có tải trọng trục xe vượt quá quy định về giới hạn tải trọng trục xe tại Điều 16 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu “Hạn chế tải trọng trên trục xe” và “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”.

Thứ hai, xe quá khổ giới hạn của đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

Chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều dài xe” hoặc biển báo hiệu “Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi- rơ-moóc” tại nơi có một trong hai loại biển báo hiệu này.

Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe tại nơi không có cả hai loại biển báo hiệu “Hạn chế chiều dài xe” và “Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi- rơ-moóc”.

Chiều rộng vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều ngang xe” tại nơi có loại biển báo hiệu này.

Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét tại nơi không có loại biển báo hiệu “Hạn chế chiều ngang xe”.

Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên vượt quá trị số ghi trên biển báo hiệu “Hạn chế chiều cao” tại nơi có loại biển báo hiệu này.

Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét, đối với xe chở container lớn hơn 4,35m mét tại nơi không có loại biển báo hiệu “Hạn chế chiều cao”.

Thứ ba, xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe thuộc ít nhất một trong các trường hợp quy định tại thứ nhất bên trên hoặc kích thước bao ngoài thuộc ít nhất một trong các trường hợp quy định tại thứ hai bên trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.

Hiện hành tại Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ như sau:

Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau: Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe; Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại "xe quá khổ giới hạn" khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.

Lưu hành xe quá tải trọng của đường bộ bị xử phạt thế nào?

Điều 33, 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường (theo tỷ lệ quá tải trọng) như sau:

Mức quá tải

Mức phạt với lái xe

(người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm)

Mức phạt với chủ xe 

(giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm)

10 - 20%

04 - 06 triệu đồng

(Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

06 - 08 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 - 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe

(Điểm d khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

20 - 50%

13 - 15 triệu đồng

(Điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

28 - 32 triệu đồng đối với cá nhân, 56 - 64 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe

(Khoản 13 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Trên 50%

40 - 50 triệu đồng

(Điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

70 - 75 triệu đồng đối với cá nhân, 140 - 150 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe

(Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Lưu ý, quy định xử phạt trên không áp dụng đối với trường hợp lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Mức phạt xe quá khổ giới hạn là bao nhiêu?

Nếu để xe vượt quá khổ giới hạn quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành; Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Theo đó, khi điều khiển xe quá khổ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, người điều khiển phương tiện quá khổ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (đối với ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng luật về giao thông (đối với xe máy chuyên dùng) từ 1 - 3 tháng (theo điểm a khoản 6 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

T.M

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.