Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10?

Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10?

Chủ nhật, 11/04/2021 | 07:26
0
Qua buổi dạy học thực nghiệm môn Toán lớp 10 sách giáo khoa Cánh Diều, một số vấn đề được “mổ xẻ” để bộ sách hoàn thiện hơn.

Có một số lưu ý trong sách giáo khoa mới

Chiều ngày 10/4, trường THPT Tây Hồ (Hà Nội) đã có giờ dạy thực nghiệm sách giáo khoa lớp 10 Cánh Diều. Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đi kiểm tra, dự giờ và có một số đánh giá về nội dung này.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và tác giả bộ sách giáo khoa mới, cùng một số thầy cô, chuyên gia giảng dạy môn Toán đã dự tiết dạy minh họa bài Phương trình đường tròn tại lớp 10A1 do cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thương thực hiện.

Qua tiết dạy minh họa, giáo viên đã thể hiện phương pháp tổ chức lớp học theo hướng đổi mới, chủ động hướng dẫn học sinh vận dụng những điều đã biết để hình thành các năng lực, phẩm chất trên cơ sở kiến thức trong sách giáo khoa mới.

Giáo dục - Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10?

Sau khi tổ chức xong tiết dạy thực nghiệm, cô Nguyễn Thị Hoài Thương chia sẻ: “Sách giáo khoa mới đã đưa vào những nội dung, cách thức chuyển từ truyền thụ kiến thức sang khơi dậy năng lực của học sinh. Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, đặt vấn đề để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và triển khai nội dung bài học. Cách dẫn dắt kiến thức từ dễ đến khó, giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận để dạy học sinh, qua đó các em thấy dễ học, dễ nhớ hơn. Sách giáo khoa mới đã đưa vào hình ảnh trực quan, những bài tập ví dụ thực tiễn, gần gũi với đời sống, dỡ nhàm chán và công thức”.

Giáo dục - Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10? (Hình 2).

Giờ học thực nghiệm môn Toán của cô Nguyễn Thị Hoài Thương tại lớp 10A1 (trường THPT Tây Hồ).

Tuy nhiên, theo cô giáo Hoài Thương, có một số điểm khó vẫn tồn tại trong sách giáo khoa mới, một số định nghĩa phương trình ở dạng mới khiến học sinh gặp khó khi tiếp cận, tư duy và ghi nhớ, cụ thể, phương trình ở sách cũ thuận mắt hơn.

Cũng trong buổi trao đổi, các thầy cô và chuyên gia đề cập đến các nội dung cần sát thực tiễn và có nhiều ví dụ thực tiễn hơn nữa. Đại diện tổ Toán - Tin trường THPT Tây Hồ gợi ý: “Những nội dung trong sách giáo khoa mới cần nghiên cứu thêm những ứng dụng của đường tròn, tiếp tuyến của đường tròn, chẳng hạn, tính độ dốc, độ cao leo núi…”.

Giáo dục - Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10? (Hình 3).

Học sinh được thử phương pháp học mới, ưu tiên chủ động nghiên cứu và tư duy.

GS.TS Đỗ Đức Thái (Chủ biên môn Toán chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tổng chủ biên sách giáo khoa Cánh Diều môn Toán) cũng cho biết: “Việc triển khai dạy thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc và khâu quan trọng trong quy trình biên soạn sách giáo khoa. Mục đích thực nghiệm là kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, mức độ đáp ứng yêu cầu của các bài học trong sách giáo khoa mới để từ đó có cơ sở chỉnh sửa và hoàn thành bản mẫu sách trước khi gửi hội đồng quốc gia thẩm định”.

Giáo dục - Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10? (Hình 4).

Phiếu đánh giá và góp ý giờ học thực nghiệm.

Được biết, chương trình dạy thực nghiệm sẽ được tiến hành ở các vùng miền trong điều kiện kinh tế - xã hội, đặc thù nhà trường khác nhau. Việc thực nghiệm càng khách quan, trung thực càng nhận được nhiều phản hồi chính xác, cụ thể và chất lượng cho công tác biên soạn sách giáo khoa mới.

Cần tăng cường dạy thực nghiệm

Sau khi dự giờ dạy thực nghiệm của giáo viên trường THPT Tây Hồ, Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá: “Chương trình giáo dục phổ thông mới trao quyền chủ động cho giáo viên. Thầy cô đã tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng khoa học công nghệ vào mỗi bài giảng, khiến mỗi tiết học là một giờ sinh động với học sinh. Sách giáo khoa theo chương trình mới chỉ là kênh tham khảo chính trong quá trình giảng dạy. Giáo viên có vai trò chọn lựa những nội dung bài học phù hợp và áp dụng linh hoạt, sáng tạo theo chương trình nhà trường xây dựng; bảo đảm học sinh tiếp thu bài tốt nhất”.

Giáo dục - Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10? (Hình 5).

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Tổng chủ biên (GS.TS Đỗ Đức Thái) cùng các thầy cô chuyên gia dự giờ học thực nghiệm.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữ Độ, để đảm bảo chất lượng, bộ GD&ĐT chủ trương tăng cường nâng cao chất lượng bản mẫu sách giáo khoa, trong đó đẩy mạnh dạy thực nghiệm trong các nhà trường. Bộ sẽ chỉ đạo các sở GD&ĐT, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để công tác dạy thực nghiệm diễn ra hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra. Từ đó, phản ánh trung thực, chính xác, khách quan nhất chất lượng và tính phù hợp của sách giáo khoa mới. Thực nghiệm khách quan để có văn bản sách giáo khoa tốt nhất.

Giáo dục - Thấy gì sau khi thực nghiệm sách giáo khoa Cánh Diều lớp 10? (Hình 6).

Thứ trưởng cùng các chuyên gia trao đổi, đánh giá sau giờ dạy.

Năm nay, Bộ sẽ tăng cường khâu thẩm định nội bộ của các nhà xuất bản, phù hợp mới gửi sách giáo khoa mới lên hội đồng quốc gia thẩm định. Qua đó, bảo đảm sách giáo khoa mới được đưa vào dạy đại trà phù hợp với các nhà trường.

“Giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Vì vậy, để triển khai hiệu quả, chất lượng dạy học theo các bộ sách giáo khoa mới, ngành giáo dục sẽ quan tâm bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Trong đó chú trọng bồi dưỡng thường xuyên, liên tục tại chỗ từ các nguồn tư liệu được cung cấp qua mạng Internet”- vị Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thủy Tiên

Hơn 30.000 học sinh tranh tài hùng biện Toán - Khoa học bằng tiếng Anh

Thứ 6, 26/03/2021 | 11:59
Sáng 26/3, ban tổ chức cuộc thi English Champion 2021 - Cuộc thi tìm kiếm tài năng tiếng Anh chính thức khởi động và sẽ mở đăng ký từ 7h sáng ngày 01/4/2021.

Công nghệ dạy tiếng Anh qua môn Toán & Khoa học ứng dụng vào cuộc sống

Thứ 4, 24/03/2021 | 10:40
ISmart vừa thông báo tiếp tục áp dụng rộng rãi phương pháp CLIL vào bài giảng tiếng Anh cho học sinh tiểu học và THCS ở các trường mới triển khai trong năm nay.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.