Thầy giáo dạy Văn: Khai giảng xưa và nay khác nhau nhiều

Thầy giáo dạy Văn: Khai giảng xưa và nay khác nhau nhiều

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 05/09/2017 06:31

Nếu như lễ khai giảng ngày xưa bài diễn văn dài lê thê thì khai giảng ngày nay đã được rút ngắn phần lễ tăng phần hội nhiều hơn.

Trong không khí háo hức, rộn ràng trước ngày tựu trường, PV báo Người Đưa Tin đã được nghe những chia sẻ của thầy giáo Trịnh Quỳnh, dạy bộ môn Ngữ Văn của trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định).

Đã 6 năm được dự lễ khai giảng với tư cách giáo viên, thầy giáo Trịnh Quỳnh cho biết mỗi một lễ khai giảng đều để lại trong anh những cảm xúc khó phai.

Đời sống - Thầy giáo dạy Văn: Khai giảng xưa và nay khác nhau nhiều

Thầy giáo Trịnh Quỳnh chia sẻ về khai giảng xưa và nay (Ảnh: NVCC)

Thầy giáo trẻ tâm sự: “Với tôi ngày khai giảng vẫn là một nghi lễ không thể thiếu, người giáo viên mỗi năm đều được dự khai giảng 1 lần nhưng cảm xúc vẫn luôn mới mẻ hồi hộp khi được nhìn không khí háo hức của học sinh, sự rạo rực khi ngắm nhìn những tà áo trắng, sắc cờ đỏ tươi. Tiếng trống trường như một nghi lễ thiêng liêng khác hẳn ngày thường”.

Theo lời của thầy giáo Trịnh Quỳnh, anh cũng đã từng trải qua quãng thời gian là học sinh. Vì thế, cho đến nay cảm xúc về ngày tựu trường trong anh vẫn còn vẹn nguyên:

“Thời khai giảng của tôi diễn ra trong sự háo hức, không khí nhộn nhịp vì được gặp bạn bè cũ nhưng lại là thầy cô mới, nội dung học mới và có khi là cách học mới. Những sự mới mẻ luôn khơi gợi sự khám phá và chinh phục đối với mỗi học sinh trong đó có tôi”, thầy giáo Trịnh Quỳnh tâm sự.

Với thầy giáo trẻ này, mỗi một mùa khai giảng đến, anh đều cảm nhận được không khí vui tươi, phấn khởi của các thầy cô, các thế hệ học trò. Tuy nhiên, có một điều khác biệt mà anh cảm nhận rõ rệt đó là khai giảng xưa và nay khác nhau nhiều.

Thầy giáo trẻ so sánh: “Khai giảng trước kia phần nghi lễ có vẻ rườm rà, học sinh phải ngồi nắng chờ đại biểu, lắng nghe những bài diễn văn ca ngợi thành tích dài lê thê thì giờ đây đã được rút ngắn dành nhiều cho phần hội. Học sinh được vui chơi giao lưu, thể hiện tài năng, nhiều trường tổ chức theo các chủ đề chứ không theo khuôn mẫu.

Đồng thời, lễ khai giảng cũng có thể coi như 1 hoạt động ngoại khóa, giáo dục những giá trị sống cho học sinh. Xã hội hiện đại thì ngày khai giảng cũng mang hình thức và những ý nghĩa mới, điều đó không thể tránh khỏi, không có cái gì hoàn toàn mất đi mà nó chỉ hòa nhập và biến đổi với những giá trị mới”.

Đời sống - Thầy giáo dạy Văn: Khai giảng xưa và nay khác nhau nhiều (Hình 2).

Mỗi năm được dự lễ khai giảng 1 lần, thầy giáo trẻ cũng có nhiều cảm xúc (Ảnh: Internet).

Trong không khí của ngày tựu trường đang đến cận kề, thầy giáo Trịnh Quỳnh cũng đã nhắn nhủ đến những thế hệ học trò rằng: “Một năm học mới lại bắt đầu, các em học sinh hãy coi mỗi năm học như một nấc thang để chúng ta chinh phục đam mê. Nhưng, tuổi trẻ đừng vội vã hướng về điểm đích cuối cùng mà còn cần trải nghiệm hành trình đang đi, làm giàu tâm hồn, xây dựng những mối quan hệ bền vững.

Việc học ở trường lớp rất quan trọng, nhưng quan trọng là biết vận dụng những điều đó để giải quyết những tình huống trong đời sống còn quan trọng hơn, như thế mới đủ bản lĩnh trước những thử thách cuộc sống. Người học thông minh là người chọn cho mình môn học mình yêu thích, nội dung mình yêu thích, biến sự yêu thích thành đam mê.

Bên cạnh đó, cũng phải chinh phục cả những góc tối của bản thân ở những nội dung, những môn học mình chưa thích. Hãy để một năm học trở nên có ý nghĩa, biết khơi nguồn cảm hứng, biến những áp lực thành giá trị. Bởi, sự học là tự nguyện và khám phá”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.