Thầy giáo hành xử không chính đáng với trò dễ khiến trò 'nổi loạn'?

Thầy giáo hành xử không chính đáng với trò dễ khiến trò 'nổi loạn'?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 3, 01/11/2016 18:51

Trước sự việc trò đánh thầy, nhiều ý kiến cho rằng “cái ác” đang lấn át, sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình bị đứt gãy dẫn đến những vụ việc đau lòng.

Những ngày qua, vụ việc một học sinh lớp 8 (Thanh Chương, Nghệ An) đã mang dao đến trường, chém một thầy giáo bị thương đang “dậy sóng” dư luận.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn cho rằng, nạn bạo lực bây giờ không chỉ xảy ra ở trường học, thậm chí xảy ra tại cơ quan công quyền. Tình trạng này diễn ra đáng báo động.

Bạo lực học đường xảy ra từ nhiều năm nay nhưng không có giải pháp đẩy lùi. Trò đánh thầy, thầy đánh trò diễn ra giống một cái vòng luẩn quẩn.

“Theo tôi, sở dĩ xảy ra tình trạng bạo lực trong học đường nói riêng và xã hội nói chung là do việc truyền bá pháp luật còn hạn chế. Họ không ý thức được việc mình làm là phạm pháp (có trường hợp cố tình không hiểu-PV). Thế nên mới xảy ra chuyện “tự xử”, không nhờ đến pháp luật’, ông Chất nhận định.

Dân sinh - Thầy giáo hành xử không chính đáng với trò dễ khiến trò 'nổi loạn'?

 Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, có hai vấn đề xảy ra phía sau các vụ học sinh đánh thầy, thầy đánh trò đó là, thực tế có một số vụ “tự xử” đem lại kết quả. Thầy/trò hành động sai nên có sự “nhượng bộ” như: xin lỗi, nhận sự khiển trách… Tuy nhiên, cũng có những vụ “tự xử” đem lại hậu quả nặng nề, để lại thương tật…

Trong khi đó, những cơ quan chức năng, bộ phận quản lý trực tiếp nhận phản ánh không làm việc đến nơi đến chốn cho nên người ta chọn cách “tự xử” để  giải quyết sớm vấn đề. Người nọ theo người kia và họ có nhận thức lệch chuẩn, không thấu đáo coi “tự xử” là con đường ngắn nhất.

Người xưa có câu: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, khi thầy có cách hành xử không chính đáng với học trò sẽ dẫn đến trò “nổi dậy”.

Khi thầy có những việc làm không minh bạch, đối xử không đúng vai “bề trên”, thiếu tôn trọng học sinh, “kết luận” những sai trái của học sinh không phân minh… sẽ xảy ra những vụ việc đau lòng trò đánh thầy.

Xét ở góc độ khác, những học sinh mà ngang nhiên đánh thầy thường rơi vào các học sinh cá biệt, đạo đức kém, học lực kém, khi bị thầy cho điểm kém hoặc phê bình, gọi điện cho bố mẹ… những học sinh đó có những hành động không kìm chế được, làm việc làm trái đạo lý.

“Việc làm đó rất đáng lên án, trò đánh thầy là điều không thể chấp nhận được, nó trái pháp luật và đạo lý. Học trò đánh nhau cũng cần nghiêm trị, phải thượng tôn pháp luật. Nếu ai cũng có quan niệm “tự xử” thì loạn xã hội”, chuyên gia tâm lý An Chất thẳng thắn nêu quan điểm.

Câu hỏi đặt ra, đâu là mấu chốt của những vụ trò đánh thầy, thầy đánh trò, đó chính là mối liên kết giữa thầy và trò, nhà trường và gia đình đang bị đứt gãy. Thế nên, những việc làm trái pháp luật và đạo lý ngày càng diễn ra đáng báo động.

N.Giang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.