'Bênh' Nga, TT Trump bất ngờ tố Trung Quốc can thiệp bầu cử
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, Trung Quốc có thể đã tấn công vào máy chủ email của các quan chức đảng Dân chủ để gây tác động xấu vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, bác bỏ quan điểm của cộng đồng tình báo Mỹ đang áp đặt từ trước đó là Nga đã đứng sau cuộc tấn công này.
"Nếu bạn không bắt được một hacker nào, thì rất khó để nói ai đã đứng sau vụ việc. Họ có thể là Trung Quốc, hoặc có lẽ là rất nhiều nhóm khác nhau", Tổng thống nói trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS Face the Nation.
Trong tuyên bố của mình, ông Trump không đưa ra được bằng chứng ủng hộ cho quan điểm mà bản thân đưa ra. Nhưng thêm một lần nữa, ông bác bỏ cáo buộc của các quan chức tình báo cho rằng Moscow đứng đằng sau vụ việc trên, để giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Xem thêm tại đây
Bất ngờ thông tin Triều Tiên tự hủy tên lửa vì phóng nhầm về Nga
Theo quan chức Hàn Quốc, việc Triều Tiên phóng tên lửa thất bại hôm 29/4 là do nước này kích hoạt chế độ tự hủy vì phóng nhầm hướng sang lãnh thổ Nga.
Theo Daily Star, việc Triều Tiên phóng tên lửa thất bại hôm 29/4 là do sự cố. Quả tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng thất bại được cho là do nước này tự kích hoạt chế độ tự hủy vì phóng nhầm hướng sang lãnh thổ Nga.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết, tên lửa đạn đạo tầm trung, có thể là KN-17 của Triều Tiên được phóng về phía đông bắc ở khoảng 49 độ, từ khu vực gần Puckchang.
Các quan chức Triều Tiên nhanh chóng nhận ra sai lầm cũng như những nguy hiểm thảm khốc nên vội vã ra lệnh kích hoạt chế độ tự hủy của tên lửa, tờ Seoul Economy (SE) Daily cho hay.
“Nếu như quả tên lửa bay đến khu vực phía đông bắc, nó sẽ phá hủy bến cảng hay một khu vực nào đó trên lãnh thổ Nga”, nguồn tin cho hay.
Xem thêm tại đây
Bà Hillary đổ lỗi cho Putin khiến bà thua cuộc trước Donald Trump
Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, bà Clinton cho rằng ngoài giám đốc FBI James Comey, Nga và đặc biệt ông Putin là những nhân tố khiến bà thua trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Trong cuộc phỏng vấn tại sự kiện “Phụ nữ vì phụ nữ quốc tế” ở New York, bà Hillary bày tỏ thái độ tức giận vì sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử, giám đốc FBI James Comey, truyền thông và cuối cùng, ông Trump.
“Nếu ngày bầu cử là ngày 27/10/2016, tôi đã trở thành Tổng thống Mỹ. Chiến dịch tranh cử của tôi đang giành ưu thế cho đến khi ông Jimmy Comey trình thư lên Quốc hội vào ngày 28/10 và WikiLeaks rò rỉ email”, bà Clinton khẳng định.
Theo bà Clinton, hai sự kiện nêu trên khiến cử tri “nghi ngờ” và không bỏ phiếu cho bà. Ngoài ra bà cũng cho rằng: "Rõ ràng ông ta (Putin) can thiệp vào để phá tôi và giúp cho đối thủ”.
Xem thêm tại đây
Bà Merkel thăm Putin: Chuyến đi 'thám thính' và lá bài cho bầu cử ?
Ngày 2/5 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Sochi, Nga và hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin. Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 2 năm, kể từ khi bà Merkel tới Nga tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã.
“Chúng tôi đã thảo luận về những vấn đề quốc tế, bao gồm cuộc khủng hoảng ở Syria và tình hình ở Ukraine”, Tổng thống Nga nói với các nhà báo khi bình luận về cuộc gặp với bà Merkel.
Ông Putin khẳng định, tình hình ở Ukraine “vẫn là mối quan tâm đặc biệt” và nhấn mạnh rằng “sự cần thiết phải thực hiện hòa ước Minsk bởi tất cả các bên”.
Dù mối quan hệ Nga-Đức gần đây khá nhạt nhòa, ông Putin lưu ý rằng Đức vẫn là đối tác kinh tế hàng đầu của Nga.
Nhà phân tích chính trị Nga Vladimir Bychkov tin rằng bà Merkel đang tìm cách giúp Berlin có một vai trò xứng đáng trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Syria.
“Ukraine là vấn đề với Đức, nhưng chủ yếu là vì Berlin đã ‘thêm dầu vào lửa’ trong cuộc xung đột và sau đó trở thành người dàn xếp xung đột ấy. Kết quả là Berlin vẫn phù hợp với vai trò này. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tảng lờ những cố gắng thuyết phục của bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande”...ông Vladimia phân tích.
Xem thêm tại đây
Tiết lộ lạnh gáy cái chết của Bin Laden qua hồi ức đặc nhiệm Mỹ
Robert O'Neill, cựu đặc nhiệm thuộc lực lượng Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL) Hải quân Mỹ năm 2011 đã chắp bút viết cuốn sách “The Operator: Firing the Shots that Killed Bin Laden”, ghi lại cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới al-Qaeda. Và nhân tròn 6 năm ngày Bin Laden bị tiêu diệt, Robert O'Neill đã ra mắt cuốn sách. Cũng từ đây những chi tiết về giây phút cuối cùng của thủ lĩnh tổ chức khủng bố khét tiếng được hé lộ.
Theo Robert O'Neill, ông chính là người đã bắn viên đạn cuối cùng tiêu diệt Osama Bin Laden, kẻ lên kế hoạch vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 tại Mỹ.
Theo lời kể của O’Neill, ông cùng các đồng đội tiến vào khu nhà 3 tầng nghi là nơi Bin Laden ẩn náu ở Pakistan. Vừa tiến đến cầu thang, đội đặc nhiệm SEAL đụng độ con trai trùm khủng bố, Khalid bin Laden, 23 tuổi đang cầm súng trường AK-47.
“Khalid, hãy đến đây”, một đặc nhiệm nói thầm. Ngay khi Khalid vừa ló đầu ra thì bị trúng đạn.
Một chuyên viên phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trước đó đã thông báo cho các binh sĩ: "Nếu tìm thấy Khalid thì Osama ở tầng kế tiếp".
Xem thêm tại đây
Triều Tiên: Mỹ âm mưu ám sát ông Kim Jong-un bằng vũ khí sinh hoá
Triều Tiên cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA và Cơ quan tình báo Quốc gia Hàn Quốc NIS âm mưu ám sát lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, Reuters và CNN đồng loạt đưa tin.
Bộ An ninh của Triều Tiên đưa ra tuyên bố cho rằng “nỗ lực cuối cùng” của Mỹ và Hàn Quốc đã đi quá giới hạn đồng thời khẳng định một “nhóm khủng bố” do CIA và Hàn Quốc hậu thuẫn đã âm mưu vượt biên trước khi cố gắng ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
"Cơ quan Tình báo Trung ương của Mỹ và Cơ quan Tình báo của Hàn Quốc đã nảy sinh một âm mưu tàn ác hòng làm tổn thương lãnh đạo tối cao của CHDCND Triều Tiên và những hành động này cực kỳ nghiêm trọng, vượt qua giới hạn của CHDCND Triều Tiên", hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên dẫn tuyên bố.
Triều Tiên cho rằng có 2 kế hoạch nhắm vào lãnh đạo Kim Jong-un, một kế hoạch đánh bom khủng bố và một kế hoạch ám sát bằng vũ khí sinh hoá.
Báo cáo còn khẳng định một công dân Triều Tiên có dính líu đến âm mưu sử dụng các chất sinh hóa "bao gồm các chất phóng xạ và chất độc nano" nhằm vào “lãnh đạo tối cao”. CIA và NIS bị cáo buộc đã cung cấp 20.000 USD và vũ khí để tiến hành "chủ nghĩa khủng bố được nhà nước bảo trợ”.
Xem thêm tại đây
Ông Emmanuel Macron trở thành Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Pháp
Trước đó, theo kết quả sơ bộ được bộ Nội vụ Pháp công bố, tại cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng 2 , tính đến 20h ngày 7/5, tức là 1 giờ sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, ông Macron đã giành chiến thắng vang dội với tỷ lệ 65,9% trước bà Le Pen (34,1%) và trở thành Tổng thống thứ 8 của Pháp.
Ở tuổi 39, ông Macron là Tổng thống trẻ nhất của nước Pháp trong lịch sử. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 14/5.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh, chiến thắng của ông Macron cho thấy đa số người Pháp mong muốn đoàn kết dựa trên những giá trị của nền Cộng hòa.
Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve cho rằng, người Pháp đã quyết định tiếp tục để nước Pháp nằm ở trái tim của châu Âu.
Xem thêm tại đây
Đọc thêm>>> Tiết lộ thông tin bí mật về cuộc hội đàm quan chức Mỹ - Triều
Q.V (Tổng hợp)