Thế giới động vật: Không chỉ sống tình cảm, chuột là bậc thầy của trò chơi bịt mắt bắt dê

Thế giới động vật: Không chỉ sống tình cảm, chuột là bậc thầy của trò chơi bịt mắt bắt dê

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 4, 09/10/2019 18:00

Chuột là loài động vật thích chơi trốn tìm và cũng là loài vật có cảm xúc nhất.

Đừng tưởng những bé chuột vô tri, chúng giống như những đứa trẻ đáng yêu thích nghịch ngợm và trốn tìm, không chỉ vậy, chuột còn là loài động vật giàu cảm xúc.

Cộng đồng mạng - Thế giới động vật: Không chỉ sống tình cảm, chuột là bậc thầy của trò chơi bịt mắt bắt dê

Kết luận này được rút ra bởi Michael Brecht - nhà thần kinh học tại đại học Humboldt khi ông tình cờ xem qua vài video trên YouTube về những người chủ đang chơi với các bé chuột nuôi của họ.

"Từ lâu, người ta đã biết rằng chuột có thể tham gia các trò chơi đơn giản, nhưng chúng tôi muốn biết liệu chúng có thể làm những điều phức tạp hơn, như chơi trốn tìm không", nhà nghiên cứu thần kinh học Michael Brecht cho biết.

Đồ chơi của chuột

Trước đó, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu hành vi của loài chuột và cho ra kết luận chúng rất thích những hoạt động đùa giỡn, ồn ào, nhiều náo nhiệt, chuột dường như có thể chơi các trò phức tạp hơn.

Bài tập được đưa ra với chuột, những chú chuột sẽ được chơi trốn tìm và nếu hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ được vuốt ve xem như là phần thưởng vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thật đáng ngạc nhiên, chỉ sau vài lần, các chú chuột đã biết cách chơi trốn tìm, chúng tỏ ra thích thú với hoạt động mới.

Mặc dù im lặng khi ẩn náu, các nhà nghiên cứu cho biết những con chuột cũng kêu ré lên vì sung sướng khi chúng phát hiện ra các nhà khoa học, điều mà họ cho rằng loài vật nhỏ bé này hiểu được các quy tắc của trò chơi.

Chúng cũng biết cách tuân thủ quy luật 1 con đi tìm, còn những con còn lại đi trốn và đổi lần lượt các vai cho nhau khi hoàn thành lượt chơi.

Các bài kiểm tra thần kinh còn cho thấy chuột có những vùng đặc biệt trong não để chứa thông tin đặc biệt như học thuộc và ghi nhớ.

Một nghiên cứu thậm chí còn cho thấy chuột có khả năng bộc lộ, bày tỏ sự cảm thông đối với đồng loại.

Điển hình như, một con chuột thấy bạn mình bị bao vây và lao đến giải thoát cho bạn, chúng có thể tự giác chia sẻ thức ăn với một đồng loại khác đang đói.

Theo How Stuff Works, chuột thường được dùng để làm thí nghiệm vì chúng có kích thước nhỏ và khá vô hại.

Chuột cũng là loài động vật dễ nuôi, không cần nhiều không gian sống, có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ nhân giống hàng loạt với giá rẻ.

Tuổi thọ của chuột ngắn, chỉ trong một vài năm. Do đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu những thế hệ khác nhau của chúng dễ dàng và đặc biệt chúng có hệ gene gần giống con người.

Từ tận thế kỷ 16, loài chuột đã được dùng như một động vật thử nghiệm phổ biến nhất trong các nghiên cứu về di truyền học, tâm lý học, và y học.

Tùy vào dòng chuột, có dòng chuột thí nghiệm thông thường và dòng chuột được tạo bởi công nghệ gene.

Và cũng có một đôi chuột biến đổi gene có giá lên tới 95.000 USD (hơn 2 tỷ đồng) do viện công nghệ Sinh học SAGE Labs, Mỹ - nơi chuyên sản xuất các dòng chuột biến đổi gene sáng tạo ra.

Với loài chuột, có rất nhiều điều thú vị xoay xung quanh chúng.

Minh Anh (Nguồn Boredpanda, CNN)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.