Đang đi dạo trong vườn thì Sam nhìn thấy một con rắn vàng với cái đầu ngóc hình mũi tên. Con rắn có kích thước khá lớn với thân mình gần bằng cổ chân của người trưởng thành, dài ít nhất trên 5m.
Lo sợ con rắn sẽ tấn công con trai 4 tuổi, Sam đã tự tay giết con vật nguy hiểm này bằng một nhát dao vào đầu.
Tuy nhiên, một cảnh tượng hãi hùng xảy ra, con rắn vẫn không hề chết, chiếc đầu của nó vẫn hoạt động với khả năng phun độc chết người là 90%.
Đột nhiên, con rắn quay ngoắt lại ngoạm chặt răng vào thân của mình để ăn chính cơ thể mình. Nó đã không chịu nhả một phần cơ thể của mình cho đến khi con rắn tự chết vì nọc độc.
Clip chiếc đầu bị chặt của rắn độc tự quay ra cắn vào thân mình tự sát:
Liệu đó có phải hình thức tự tìm đến cái chết một cách kiêu hùng khi con rắn độc kia biết bản thân mình không sống bao lâu nữa?
Hoặc đó cũng có thể là trường hợp ngẫu nhiên bởi từ trước đến nay có khá nhiều trường hợp những con rắn độc tự giết mình bởi chính nọc độc của mình.
Dưới góc độ khoa học thì rắn có thể "ăn" chính mình.
Tiến sĩ Ajit Varki thuộc trường ĐH California (Mỹ) đã kết luận rằng rắn ăn đuôi mình là hành động của phản xạ hiểu lầm.
Theo tiến sĩ, hầu hết các loài rắn đều sử dụng khả năng cảm nhận thân nhiệt để săn mồi. Với rắn, do hạn chế tầm nhìn, chúng sẽ thiên về phản xạ nhiều hơn. Lúc này, chúng có thể rơi vào trạng thái hiểu nhầm chiếc đuôi của mình là con mồi và cố gắng giết chúng!
Dĩ nhiên, lúc này, nọc độc trong cơ thể lại trở thành vũ khí khiến chúng tự giết chính mình.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, rắn ăn chính mình cũng là do bị ảnh hưởng bởi khả năng định vị mùi của rắn.
Cùng với lượng độc tố ở mỗi loài rắn mà cá thể đó sẽ chết hay vẫn sống sót. Dẫu vậy đây vẫn được cho là 1 trong những tập tính đáng sợ của loài vật - tự ăn chính mình.
Minh Anh (Nguồn IFL Science)