Trăn là loài không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết.
Là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ.
Khung cảnh ghê rợn được các nhà động vật học ghi lại bằng thiết bị chuyên dụng, họ muốn tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn của loài trăn cũng như nghiên cứu lực siết con mồi của chúng.
Các góc được quay cận cảnh, chỉ chờ con mồi.
Clip cận cảnh tiêu hóa của con trăn:
Một chú hươu trưởng thành xuất hiện. Con trăn tinh anh trườn nhanh ra phía "bữa ăn" của mình. Trong tích tắc nó vồ lấy con hươu và siết chặt.
Những bó cơ của trăn khiến hươu giãy giụa, nó không thể thoát khỏi tử đòn có thể khiến nội tạng vỡ nát của con trăn.
Đoạn camera ghi lại cảnh con hươu từ từ bị trăn nuốt chửng vào bụng, bỏ mặc 2 chiếc sừng, chỉ sau vài phút ngắn ngủi, con hươu xấu số đã nằm yên trong bụng của trăn anaconda.
Hiếm có cảnh tượng nào kinh hoàng như ở đầm lầy Pantanal, Brazil khi tận mắt chứng kiến hai loài sát thủ đoạt mạng của nhau.
Trăn Anaconda với chiều dài 9m khổng lồ đã dùng toàn bộ sức lực của mình siết cá sấu dài 2 mét mạnh đến mức làm gãy tất cả chân của con mồi.
Không phải dạng vừa, cá sấu cũng phản đòn bằng cách cắn ngược vào cổ trăn.
Cuối cùng, trăn Anaconda vẫn chiếm thế thượng phong và trườn xuống nước, để lại cá sấu bị thương nặng và chết sau đó.
Với kích cỡ khổng lồ, trăn Anaconda xứng đáng là một trong những con quái vật khủng khiếp nhất.
Tất nhiên, chúng ta sẽ không tính đến những con Anaconda mới nở còn non nớt - chúng quá yếu, dễ dàng làm mồi cho vô số các loài vật - bao gồm cả chim chóc, thú dữ và cả các loài rắn khác nữa.
Trong khi đó, Anaconda trưởng thành dễ dàng đạt đến chiều dài 6 - 9m, nặng cả trăm cân. Với hình thể ấy, phải là những sinh vật có sức mạnh thực thụ mới đe dọa được chúng.
Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Thế giới động vật với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 18h00 tối hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.
Minh Anh