Trong thời đại của các loài khủng long, một họ cây được biết đến với cái tên Cycas đâm chồi nảy nở khắp Trái đất (Hậu duệ của chúng chính cây vạn tuế xuất hiện nhan nhản ở Việt Nam và các nước khí hậu nhiệt đới).
Được biết, loài cây giống dương xỉ này để lại vết tích trên những mảnh hóa thạch từ Alaska tới Nam Cực.
Đã 60 triệu năm kể từ ngày Cycas ngủ đông, hiện nay chúng đang có nguy cơ phát triển trở lại, chúng đã có thể tạo ra cả các cây đực và cái tại Anh.
Song điều đáng buồn rằng đây lại chính là "tác dụng phụ" của việc nóng lên toàn cầu đang đe dọa hàng triệu người trên thế giới.
Các quả nón của cây Cycas được tạo ra bởi loài cây Cycas revoluta, vốn đang được nuôi trồng tại vườn thực vật học Ventnor ở cù lao Wight.
Đại diện của Ventnor thông báo: "Đây là lần đầu tiên quả nón cái được sinh ra ngay tại Anh. Điều này cho chúng tôi một cơ hội để sử dụng phấn nhằm tái tạo lại các hạt lần đầu tiên trong vòng 60 triệu năm".
Cycas trong môi trường tự nhiên thường được thụ phấn bằng bọ, nhưng các người làm vườn tại Ventnor sẽ cố chăm bón các hạt bằng tay để có thể trồng nên các thế hệ cây mới trên các cù lao tại Anh kể từ kỉ Kainozoi – thời kỳ cực thịnh của loài khủng long.
Trả lời CNN, vị đại diện cho hay: "Tuy đây là một tin cực tốt cho những nhà làm vườn tại đây.
Nhưng tổng thể thì ta có thể thấy khí hậu đang thay đổi một cách quá nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vây, nó hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới các nền nông nghiệp và làm vườn khác trên một diện rộng".
Minh Anh