Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 22/10/2016 11:40

Để đối phó với chiến lược 'thay đổi hiện trạng' và 'sự đã rồi' của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, ba quốc gia nói trên cần hình thành một hình thái "kiềng ba chân".

Ngay trong thời gian diễn ra hội nghị G20, Trung Quốc đã triển khai ít nhất 36 tàu tuần tra bờ biển, tàu hải giám và các tàu thực thi pháp luật, tiến vào vùng lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Tàu Trung Quốc hoạt động trên Biển Hoa Đông.

Cùng lúc đó, một hạm đội khoảng 200-300 tàu đánh cá cũng tiến vào Biển Đông, cùng với đội tàu sà lan Trung Quốc và tàu bảo vệ bờ biển đã tiến hành tuần tra xung quanh bãi cạn Scarborough của Philippines.

Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận kết hợp hai hoạt động chiếm đóng và bảo vệ đảo.

Động thái gia tăng này đã làm dấy lên những lo ngại cho rằng Bắc Kinh đang triển khai chiến lược "thay đổi hiện trạng trên biển" và biến mọi thứ thành "sự đã rồi".

Theo đó Trung Quốc sẽ âm thầm xâm chiếm các đảo chủ chốt hoặc đưa các thực thể lãnh thổ vào tầm phong tỏa của mình. Nếu như các quốc gia khác còn chần chừ trong việc đưa ra một phản ứng đáp trả lại, mọi thứ sẽ dần trôi vào quên lãng và theo thời gian, các đảo trên nghiễm nhiên thuộc về nằm dưới sự kiểm soát của nước này.

Phản ứng trước động thái táo bạo nói trên, Nhật Bản bày tỏ sự phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng biển Nhật Bản và cam kết không tái diễn các tình huống như vậy trong tương lai. Cựu Tổng thống Fidel Ramos của Philippines cũng ngay lập tức có chuyến thăm tới Trung Quốc để đàm phán một thỏa thuận về các tranh chấp hàng hải.

Những biện pháp ngoại giao về cơ bản là phù hợp và quan trọng trong giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, theo Dennis Blair, cựu Tổng tư lệnh của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và là cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ viết trên tờ The Diplomat cho rằng, “ngoại giao mà không có sự đe dọa của một phản ứng vũ trang thì đó là ngoại giao không thành công”.

Cựu quan chức này nhận định, các bước đi của Trung Quốc thời gian qua là để "kiểm tra cơ hội trên biển của mình, nhằm tìm xem nơi nào đang là điểm yếu để nước này có thể khai thác".

Trước tình thế nói trên ông cho rằng, đối đầu với Trung Quốc hiện tại cần phải có sự kết hợp của nhiều quốc gia mà nổi bật trong đó là vai trò của Mỹ.

Thế “kiềng ba chân” Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc

Tiến sĩ Jeffrey Hornung, thành viên Chương trình An ninh và Ngoại giao tại Sasakawa Mỹ cho rằng trong thời điểm hiện tại, Washington không có được sự đồng nhất trong chính sách bảo vệ các đồng minh của mình ở châu Á.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc (Hình 2).

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ cung cấp cho Philippines máy bay và tàu tuần tra biển.

“Mỹ cần phải thể hiện một cách rõ ràng rằng họ có trách nhiệm liên quan đến vấn đề tranh chấp ở quần đảo Senkaku và Scarborough trước những động thái xâm chiếm từ Trung Quốc. Nếu sự đe dọa ngoài tầm kiểm soát, họ có nghĩa vụ kích hoạt các điều khoản đồng minh để chống lại Trung Quốc bằng vũ trang”, chuyên gia Jeffrey Hornung nói với tờ The Diplomat.

Theo ông, Washington đã thực hiện chính sách này khá rõ ràng trong trường hợp của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng với Scarborough vẫn là sự ngập ngừng.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh Mỹ cần phải làm rõ cam kết quốc phòng của mình với Nhật Bản và Philippines. Mỹ có thể và sẽ hỗ trợ hay không, khi chủ quyền của họ đang bị thách thức bởi Trung Quốc.

Cũng theo chuyên gia này, Nhật Bản gần đây đã ý thức rõ hơn trước mối đe dọa đến từ Bắc Kinh khi đã yêu cầu ngân sách quốc phòng lên tới mức kỷ lục với con số 50 tỷ USD, tập trung nhiều vào các hoạt động phòng thủ đảo.

Philippines dù chậm hơn những cũng đã đề xuất 2,9 tỷ USD ngân sách quốc phòng để sắm cho mình tàu khu trục, máy bay trinh sát và radar để tăng cường khả năng giám sát và phát hiện các lực lượng của Trung Quốc.

Trái ngược với hầu hết các chuyên gia bình luận quân sự khác, chuyên gia Jeffrey Hornung lạc quan khi cho rằng chiến thắng Trung Quốc trong cuộc chiến biển đảo là một điều dễ dàng.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc (Hình 3).

 Jeffrey Hornung lạc quan khi cho rằng chiến thắng Trung Quốc trong cuộc chiến biển đảo là một điều dễ dàng.

Trên thực tế, dù không có sự giúp đỡ từ Mỹ, Nhật Bản vẫn có thể khiến cho lực lượng quân sự Bắc Kinh tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gặp phải những rủi ro lớn.

Trong khi đó, Philippines dù có năng lực hải quân và không quân rất yếu so với Trung Quốc, nhưng họ lại có ưu thế là chiến thuật hàng hải và khả năng không kích thần tốc. Lực lượng của Manila có thể triển khai ra khu vực bãi cạn Scarborough chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ bằng đường thủy và 15 phút bằng đường hàng không.

Cả hai quốc gia này hoàn toàn có đủ khả năng gửi tới Trung Quốc một lời cảnh báo mạnh mẽ bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự trong các khu vực tranh chấp trên biển

Ngoài mặt trận quân sự, Mỹ, Nhật Bản và Philippines nên chuẩn bị một chiến lược kinh tế nhằm đề phòng trong trường hợp Trung Quốc trả đũa.

Không thể phủ nhận nền kinh tế của Trung Quốc là rất lớn và có tầm ảnh hưởng rõ rệt đến các quốc gia châu Á. Do vậy, sẽ không có gì bất ngờ khi Bắc Kinh có thể tung ra các biện pháp trừng phạt của riêng mình một khi yêu sách chủ quyền thất bại.

Tuy nhiên, đây được coi là con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh, vì về bản chất, quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nền thương mại toàn cầu, điều này khiến chính bản thân Trung Quốc cũng dễ bị tổn thương và trở thành nạn nhân bị cô lập về kinh tế.

Quân sự - Thế 'kiềng ba chân' Mỹ-Nhật-Philippines đối đầu với Trung Quốc (Hình 4).

 Với vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, một loạt các biện pháp cấm vận trên toàn thế giới lúc nào cũng sẵn sàng kích hoạt nhắm vào Trung Quốc nếu nước này tiếp tục bành trướng khu vực vô cớ.

Với vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, một loạt các biện pháp cấm vận trên toàn thế giới lúc nào cũng sẵn sàng kích hoạt nhắm vào Trung Quốc nếu nước này tiếp tục bành trướng khu vực vô cớ.

Kết luận lại, Dennis Blair, cựu Tổng tư lệnh của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho rằng, với khả năng phòng thủ mạnh mẽ và kế hoạch dự phòng quân sự thực tế, hiệu quả, cùng với đồng minh như Mỹ bên cạnh; Nhật Bản và Philippines hoàn toàn có thể "điều trị" các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc trong vùng biển của mình.

Vị cựu quan chức này khuyên rằng, Nhật Bản, Philippines và Mỹ không cần phải đáp trả tất cả các phản ứng của Trung Quốc, ngoại trừ khi có một cuộc tấn công thực tế xảy ra.

Để đối phó với chiến lược "thay đổi hiện trạng Biển Đông" và "sự đã rồi" của Bắc Kinh, ba quốc gia nói trên cần hình thành một hình thái "kiềng ba chân" trên biển để khiến Trung Quốc hiểu rằng, nếu họ đưa chân, thế lực này sẽ sẵn sàng đáp trả bất kỳ lúc nào.

Giới quan sát vẫn mong chờ cái kết cuối cùng ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông là một loạt các thỏa thuận ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng thương lượng và thỏa hiệp hơn là thông qua vũ lực, khiêu khích.

Tuy nhiên, tiến trình ngoại giao này sẽ không thể xảy ra nếu như Trung Quốc vẫn kiên định với "giấc mộng Trung Hoa" của mình.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.