Thư gửi mẹ kính yêu,
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè”…
Đêm mơ màng, con bỗng thấy mình hẵng còn bé thơ trong vòng tay ầu ơ của mẹ. Tiếng hát ru như dòng mật ngọt êm đềm chảy qua từng huyết quản của con. Người chợt bàng hoàng nhìn bước con đi… mờ xa trên đường đời trơn trợt; đôi vai mẹ rung lên, hoen mi lặng lẽ…
Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm:
Yêu đôi quang gánh làng quê
Chân trần, kẽo kẹt trăm bề khó khăn
Yêu sao những vết chai sần
Hằn trên vai mẹ tảo tần nuôi con…
Những câu thơ con viết bởi cảm xúc tự đáy lòng là sự thẩm thấu tinh hoa từ lời ru của mẹ; là đặc trưng giản dị kì diệu của tiếng Việt. Thơ không màu sắc lung linh, không cách điệu biến hóa, nhưng hòa quyện nhịp đập trái tim và đong đầy tính nhân văn của người Việt.
Tiếng Việt mộc mạc mà trong sáng. Ngữ cảnh bến nước, con đò, bờ tre, mái rạ… luôn thân quen gần gũi với bao thế hệ con người Việt Nam.
Trong bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa bạc mệnh Lưu Quang Vũ đã phát hiện:
“Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”.
Rồi ông đúc kết:
“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ”…
Ai đã có dịp đi ra nước ngoài mới cảm nhận hết nỗi niềm nhung nhớ,“thèm khát” tiếng Việt đến dường nào; hào sảng lắm và tinh túy như hồn thiêng dân tộc.
Mẹ ạ, tại buổi Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại - diễn ra ngày 27/8 vừa qua, PGS. TS Đoàn L