Thẻ tín dụng có thể chỉ được rút tối đa 5 triệu đồng một ngày

Thẻ tín dụng có thể chỉ được rút tối đa 5 triệu đồng một ngày

Triệu Kiều Chinh

Triệu Kiều Chinh

Thứ 2, 13/11/2017 12:02

Theo dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước, đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa là 5 triệu đồng Việt Nam trong một ngày.

Tài chính - Ngân hàng - Thẻ tín dụng có thể chỉ được rút tối đa 5 triệu đồng một ngày

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

Theo NHNN, đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ ở nước ngoài, để hạn chế việc sử dụng tiền mặt (ngoại tệ) được rút từ thẻ sau đó chi tiêu không đúng mục đích được phép theo pháp luật ngoại hối, tại dự thảo quy định các giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ tại nước ngoài sẽ bị giới hạn hạn mức tối đa theo ngày.

Cụ thể, đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng Việt Nam trong một ngày.

Đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa là 5 triệu đồng Việt Nam trong một ngày. Điều này được lý giải: “Để hạn chế rủi ro, dự thảo Thông tư có giới hạn hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ qua POS tại đơn vị chấp nhận thẻ theo ngày (hạn mức thấp để sử dụng chỉ trong các trường hợp cần thiết, phù hợp với thông lệ các nước)”.

Dự thảo cũng cho hay, trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ không quá 80% giá trị của tài sản bảo đảm và tối đa là 1 tỷ đồng Việt Nam.

Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 triệu đồng Việt Nam.

Theo ban soạn thảo, vấn đề này chưa có tiền lệ trong thực tiễn nên khi mới bắt đầu cho phép thực hiện sau khi sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng cũng cần được xem xét thận trọng. Tại dự thảo quy định theo hướng giới hạn hạn mức tín dụng tối đa theo từng trường hợp phát hành thẻ tín dụng (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm).

Về đối tượng sử dụng thẻ, dự thảo cũng nêu rõ người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. "Điều này được ban soạn thảo lý giải, mở rộng thêm đối tượng chủ thẻ chính 15 đến 18 tuổi cho thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi để đồng bộ với quy định về đối tượng được vay của TCTD (quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) và quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước”.

Theo giải thích của ban soạn thảo sửa đổi quy định về việc phát hành thẻ ghi nợ không được thấu chi cho chủ thẻ phụ là người từ đủ 6 tuổi vì không khả thi trong thực tế các ngân hàng đang triển khai.

Xuất phát từ một số vụ việc trong thực tế, dự thảo Thông tư cũng bổ sung quy định đối với trường hợp phát hành thẻ cho người nước ngoài nhằm hạn chế tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trong thời gian ngắn, mở thẻ rồi xuất cảnh và sử dụng thẻ để thực hiện/tiếp tay cho các hoạt động phạm tội.

Theo đó, dự thảo quy định đối tượng được sử dụng thẻ là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Thời hạn hiệu lực của thẻ của cá nhân trong trường hợp này không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.