Học viện Ngân hàng vừa công bố mức điểm trúng tuyển đối với các phương thức xét tuyển sớm là học bạ THPT, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo đó, với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (mã phương thức xét tuyển 402):
Thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) đối với ngành đăng ký nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: có học lực năm lớp 12 đạt loại Giỏi; có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội đạt từ 100/150 điểm trở lên.
Với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (mã phương thức xét tuyển 408):
Thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) đối với ngành đăng ký nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: có học lực năm lớp 12 đạt loại Giỏi; có chứng chỉ ngoại ngữ IELTS đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT đạt từ 72 điểm trở lên; hoặc chứng chỉ tiếng Nhật đạt từ N3 trở lên (chỉ riêng đối với chương trình đào tạo Kế toán định hướng Nhật bản và Công nghệ thông tin định hướng Nhật Bản).
Với phương thức xét kết quả học bạ, điểm trúng tuyển của Học viện dao động từ 26 điểm đến 28,25 điểm. Cụ thể:
Tối 19/7, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ và phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức.
Cụ thể, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học sinh có kết quả học tập THPT tốt như sau:
Đối với phương thức xét tuyển kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn, đối tượng xét tuyển là học sinh tốt nghiệp THPT các năm 2022, 2021, 2020 có tổng điểm trung bình các môn học trong tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, năm lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18,0 điểm trở lên.
Cụ thể điểm xét tuyển như sau:
Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức năm 2022, Trường Đại học Tài chính - Marketing có điểm chuẩn từ 723 - 876 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Marketing (876 điểm), kế đó là Kinh doanh quốc tế (874 điểm). Ngoài ra, một số ngành khác có điểm chuẩn trên 800 điểm gồm Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Ngôn ngữ Anh, Quản trị Kinh doanh, Luật kinh tế.
Điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực như sau:
Chiều 19/7, Trường Đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển học bạ. Theo đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Luật Kinh tế tổ hợp A01 với 29,52
Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của Trường Đại học Luật như sau:
Quốc Tiệp (t/h)