Cuối tháng 10/2023, tập sách “Lịch sử sân khấu kịch và điện ảnh Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp đã ra mắt để cung cấp cho độc giả thêm hiểu biết về chuyển biến về sở thích thưởng thức các hình thức nghệ thuật đa dạng của nhiều tầng lớp người Việt Nam theo thời gian. Sách “Lịch sử sân khấu kịch và điện ảnh Việt Nam” do NXB Tổng hợp Tp.HCM phát hành.
Với “Lịch sử sân khấu kịch nghệ và điện ảnh Việt Nam”, từ giai đoạn đầu thế kỷ 20, sự phát triển sân khấu nghệ thuật cải lương, kịch và điện ảnh cũng như âm nhạc có liên hệ mật thiết với nhau. Nhiều nghệ sĩ và soạn giả vừa hoạt động trên sân khấu cải lương và cũng tham gia đóng kịch, đóng phim và hát tân nhạc. Sau này các ca sĩ, diễn viên kịch và cải lương cũng là các tài tử trên các phim ảnh.
Quyển sách “Lịch sử sân khấu kịch và điện ảnh Việt Nam” ra đời với mục đích giới thiệu sự hình thành và phát triển của sân khấu kịch nghệ và điện ảnh vào đầu thế kỷ 20 cho đến thập niên 2010 chủ yếu ở Nam Bộ. Mặc dù chỉ giới hạn trong khoảng thời gian và không gian này, nhưng tác giả Nguyễn Đức Hiệp cũng đề cập đến không gian rộng hơn trên toàn Việt Nam khi có sự tương tác và ảnh hưởng của các hình thái nghệ thuật trên ở các miền trước khi đất nước thống nhất.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp đúc kết: “Các bộ môn nghệ thuật sân khấu hát bội (tuồng), cải lương và kịch hiện nay không còn phổ thông như các thời kỳ trước do thị hiếu của khán giả đã thay đổi qua sự phát triển của nhiều phương tiện truyền thông mới. Văn hóa bản địa đã dần bị áp lực từ văn hóa bên ngoài”.
Vì vậy, ngoại trừ điện ảnh, các bộ môn nghệ thuật sân khấu gặp khó khăn. Nhà nghiên cứu mong muốn cần tăng cường hơn nữa sự ủng hộ và đầu tư những hoạt động của các hội đoàn về nghệ thuật sân khấu.