Theo dõi sát diễn biến giá cả để kiểm soát lạm phát

Theo dõi sát diễn biến giá cả để kiểm soát lạm phát

Chủ nhật, 31/03/2024 | 15:20
1
Để kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5% trong năm 2024, Tổng cục Thống kê kiến nghị, Chính phủ và các bộ, ngành, cần theo dõi sát giá cả các mặt hàng thiết yếu.

Nhận định về diễn biến giá cả thời gian tới, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, hiện có nhiều thách thức trong việc điều hành giá như: bất ổn chính trị tại nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới đang tiềm ẩn rủi ro tạo nên cú sốc cho lạm phát của thế giới khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Việt Nam lại là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, nên khi nền kinh tế thế giới lạm phát gặp rủi ro sẽ tác động rất nhanh đến lạm phát trong nước. Thêm vào đó, hiện nay giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.

“Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên”, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) khẳng định và cho biết: USD tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước .

Theo An ninh thủ đô, trong khi đó, ở trong nước, giá cả nhiều nhóm hàng cũng sắp đến kỳ điều chỉnh như: giá dịch vụ y tế, học phí, giá điện có thể tiếp tục tăng trong bối cảnh nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than đều đang ở mức cao.

Đặc biệt, việc cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên.

Ngoài ra, theo quy luật, vào các tháng cuối năm và dịp Lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng. Ngoài ra, thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI;

Các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ dự kiến cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới.

Kinh tế - Theo dõi sát diễn biến giá cả để kiểm soát lạm phát

Tổng cục Thống kê đưa ra 3 kịch bản lạm phát năm 2024. (Ảnh minh hoạ)

Trên cơ sở tình hình thị trường trong nước quý I/2024, đánh giá tình hình thế giới và phân tích các yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê xây dựng 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024.

Các kịch bản lạm phát được xây dựng thông qua dự báo biến động giá của các nhóm hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục…

Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.

Theo Công Thương, để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, Tổng cục Thống kê kiến nghị một số giải pháp như: Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chủ trì, chỉ đạo các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu (điện, xăng, dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục...) với mức độ tăng và thời điểm cụ thể để xem xét quyết định về mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp, chủ động, đồng bộ, thống nhất đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cần sớm có phương án, lộ trình điều chỉnh giá đầy đủ, đồng bộ, thống nhất giữa các mặt hàng để tránh bị động trong ban hành và thực thi chính sách về giá.

Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Từ đó có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, Việt Nam cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine, dải Gaza và chiến sự ở Biển Đỏ khó lường, phức tạp.

Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 1 tăng 3,77%

Theo báo cáo thống kê kinh tế - xã hội quý 1/2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/2, trong quý 1, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn có thể tạo nên cú sốc cho lạm phát.

Trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Nhờ đó, chỉ số giá tiêu dùng quý 1/2024 tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023.


Cụ thể, theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân giảm sau dịp tết Nguyên đán khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 3 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá và 4 nhóm hàng tăng giá.


Tính chung quý 1/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%. Trong đó, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Lễ ông Công, ông Táo và tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo quý 1/2024 tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,55%.


Bên cạnh đó, giá các nhóm nước sinh hoạt, điện, giáo dục và y tế cũng là những nguyên nhân góp phần đẩy CPI quý 1 tăng so với cùng kỳ.


Theo tạp chí Hải quan, về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.


Cũng trong quý 1, hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nước đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và xuất khẩu. Giá sản xuất quý 1/2024 tăng, giảm đan xen, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và chỉ số giá dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá sản xuất công nghiệp giảm nhẹ và chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm theo thị trường thế giới.

Minh Hoa (t/h)

Tổng cục Thống kê phản hồi tin số liệu công bố không đúng thực tế

Thứ 2, 05/06/2023 | 11:17
Có ý kiến số liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm tăng cao không đúng thực tế, Tổng cục Thống kê đã giải thích các con số này.

Tổng Cục trưởng Thống kê: Tăng trưởng kinh tế quý II chưa thể bứt phá

Thứ 4, 29/03/2023 | 15:10
Theo Tổng Cục trưởng Nguyễn Thị Hương, kinh tế quý II/2023 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn quý I/2023.

Tổng Cục trưởng Thống kê: Kinh tế Việt Nam đã “bật dậy”

Thứ 5, 29/09/2022 | 16:28
Các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả.

Tổng Cục trưởng Thống kê: Mục tiêu tăng trưởng 6,5% vẫn là thách thức

Thứ 4, 30/03/2022 | 14:12
Bà Nguyễn Thị Hương đánh giá, những kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong quý I/2022 khá tích cực và sẽ là tiền đề tạo bước đột phá cho quý II, quý III và cả năm.
Cùng chuyên mục

Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc khởi công dự án 100 triệu USD ở Hải Phòng

Thứ 7, 11/05/2024 | 22:35
Đó là dự án sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao do Ecovance Co.Ltd thuộc Tập đoàn SK (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư tại quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Thị trường cho thuê văn phòng sôi động và những dự báo của chuyên gia

Thứ 7, 11/05/2024 | 22:00
Nhiều đơn vị thuê đang có xu hướng chuyển dịch, nên các chủ đầu tư văn phòng thay đổi nhiều yếu tố để cạnh tranh và giữ chân khách hàng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay 4 hãng hàng không như thế nào?

Thứ 7, 11/05/2024 | 16:30
Theo kết quả kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam cho thấy giá vé máy bay tăng, song vẫn chưa vượt trần.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu quế 4 tháng đầu năm đạt 65,2 triệu USD

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.