Thí điểm xe buýt thường đi vào làn BRT: Chưa thực hiện ngay

Thí điểm xe buýt thường đi vào làn BRT: Chưa thực hiện ngay

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 6, 05/05/2017 18:31

Giám đốc sở GTVT Hà Nội cho rằng: “Việc thí điểm cho xe buýt thường đi chung làn với buýt nhanh BRT phải chờ khi nào điều chỉnh xong quyết định 06/2013/QĐ–UBND ngày 25/1/2013 của UBND TP".

Như đã thông tin, tuyến buýt nhanh BRT được đầu tư hơn 55 triệu USD đi vào hoạt động được gần 5 tháng nhưng vẫn chưa cho thấy hiệu quả cao. Mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT) cần nghiên cứu, làm việc với tổng công ty Vận tải Hà Nội để trước mắt thí điểm 6 tháng cho các loại xe buýt khác đi vào làn BRT, sau đó nghiên cứu mở rộng thêm một số phương tiện khác. Điều này khiến nhiều người lo ngại buýt nhanh BRT có nguy cơ "vỡ trận” và ai sẽ phải là người chịu trách nhiệm?

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Vũ Văn Viện – Giám đốc sở GTVT Hà Nội cho rằng: “Việc thí điểm cho xe buýt thường đi chung làn với buýt nhanh BRT phải chờ khi nào điều chỉnh xong quyết định 06/2013/QĐ–UBND ngày 25/1/2013 của UBND TP về hoạt động các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố thì mới thực hiện được”.

Xã hội - Thí điểm xe buýt thường đi vào làn BRT: Chưa thực hiện ngay

 Buýt nhanh BRT bị các phương tiện khác lấn làn.

Theo đó, TP mở rộng thêm một số phương tiện được đi vào làn BRT như xe cứu thương, các loại xe ưu tiên và mở rộng các đường giao thông, quản lý xe ba bánh, thời gian hoạt động của các phương tiện...

Cũng theo ông Viện, hiện nay, số phương tiện chạy theo đúng kế hoạch, đảm bảo về số lượt tuyến, đúng giờ, trong khi đó, lượng hành khách tham gia BRT không ngừng tăng lên nên chưa thể nói tuyến buýt nhanh BRT “vỡ trận” được. Sở đã chỉ đạo tổng công ty Vận tải Hà Nội nghiên cứu thí điểm cho buýt thường đi chung làn với xe buýt nhanh BRT trong 6 tháng, sau đó nghiên cứu mở rộng thêm các phương tiện khác.

Được biết, dự án xây dựng tuyến buýt nhanh BRT có tổng mức đầu tư hơn 55,33 triệu USD từ nguồn vốn ODA của ngân hàng Thế giới, khởi công năm 2013. Tuyến buýt này có lộ trình từ bến xe Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã.

Theo thiết kế, tuyến có tổng chiều dài 14,7km, chiều rộng mặt đường dành riêng cho loại hình này khoảng 3,75m và gồm 21 nhà chờ nằm trên dải phân cách giữa đường, 1 trạm trung chuyển bến xe Kim Mã, 1 trạm đầu - cuối bến xe Yên Nghĩa và 4 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ.

Mặc dù dự kiến hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến cuối năm 2016, tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên mới được khai trương trên quãng đường 14,7 km từ Kim Mã (Ba Đình) đến Yên Nghĩa (Hà Đông), xe chạy với vận tốc 20km/h. Đầu năm 2017, buýt nhanh BRT mới chính thức đi vào hoạt động và đến nay, vẫn chưa cho thấy hiệu quả, thậm chí đang có nguy cơ “vỡ trận”.

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.