Tháng 8/1928 sau khi nghe tin lăng mộ của tổ tiên bị đào bới, vua Phổ Nghi đã vô cùng tức giận và lệnh cho người đến xử lý. Không chỉ bị hư hỏng nặng, ngôi mộ ùng nước đã bị kẻ gian đột nhập và gần như "khoắng" sạch bảo vật từ lâu, tới cả hài cốt cũng "bốc hơi" một cách bí ẩn.
Trong quá trình thu thập các phế tích tại đây, quần thần đã tìm thấy hai viên đá mắt mèo – đồ vật vốn chỉ dành cho những người thê thiếp mang hàng Phi vị trở lên.
Vì vậy, chủ nhân của ngôi mộ hư hỏng này rất có thể là một phi tần có cấp bậc tương đối cao trong hậu cung của Càn Long. Khi tiếp tục đào bới lớp đất đã bị sụp lún, nhiều mảnh xương vụn cũng dần dần lộ ra. Tuy nhiên vết tích chiếc đầu lâu của chủ nhân ngôi mộ vẫn chưa thấy tăm hơi.
Sau nhiều lần vất vả đào sâu xuống vô số lớp đất cát, chiếc đầu lâu cuối cùng cũng được tìm thấy. Kết quả giám định cho thấy số xương này đều thuộc về di thể của cùng 1 người. Người phụ nữ ấy là ai? Tại sao cô ấy được Càn Long bảo vệ đến vậy?
Càn Long là một vị hoàng đế anh minh nổi tiếng của thời Mãn Thanh Trung Quốc. Ông nổi tiếng là 1 vị hoàng đế hào hoa, đa tình với rất nhiều mỹ nữ vây quanh.
60 năm trị vì Đại Thanh, Càn Long lập tới 3 hoàng hậu, hơn 40 phi tần, hàng trăm quý nhân, thường tại, đáp ứng.
Về thi hài bí ẩn được tuẫn táng cùng Càn Long, là người ông thề sẽ bảo vệ cả đến khi chết đi, giả thuyết có 2 người.
Người thứ nhất là Lệnh phi nương nương tên thật là Ngụy Tiểu Ngọc. Ngụy Tiểu Ngọc xuất thân từ Hán tộc Ngụy thị, sở hữu nhan sắc không hề tầm thường, bà không những cầm kì thi họa, mà còn rất hiểu biết, thông minh và thạo quân sự.
Bà rất hiểu vua, hiểu những gì vua nghĩ, hiểu được khoảng lặng nhất bên trong vị vua đầy vẻ oai phong, lẫm liệt kia, bởi vậy nên không có gì khó hiểu khi Ngụy Tiểu Ngọc là phi tần được Càn Long sủng ái nhất, coi là tri kỉ bên mình.
Ngụy Tiểu Ngọc nhập cung năm 18 tuổi, lúc ấy bà được phong làm Ngụy Quý nhân, cùng năm đó được sắc phong làm Ngụy tần. Sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất ở điểm lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.
Lệnh Phi hưởng thọ 49 tuổi, thụy hiệu là Lệnh Ý hoàng quý phi. Tháng 10 năm Càn Long thứ 60, Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.
Người thứ 2 khiến Càn Long ngày đêm thương nhớ là Hương Phi, nàng là hậu duệ của thủy tổ Hồi giáo phái Cát Mộc Ba Nhĩ, Bỉnh Trì, Tân Cương. Kể từ khi sinh ra, Hương Phi đã mang mùi thơm tự nhiên vô cùng quyến rũ, mỗi lần nhảy múa sẽ thu hút ong bướm từ cả ngàn dặm.
Vào ngày 4/2/1760, tức năm thứ 25 Càn Long, hoàng đế đã phong ngay nàng là Quý nhân. Để lấy lòng người đẹp, Càn Long còn cho mời đầu bếp đạo Hồi vào cung để nấu ăn cho nàng, thậm chí mọi thói quen sinh hoạt của Hương Phi đều được nhà vua coi trọng, mặc cho mọi lời can gián của quần thần.
Ngày 30/12/1761, Càn Long phụng ý chỉ của Hoàng thái hậu tấn phong cho nàng từ hòa quý nhân lên Dung tần. Ngày 19/4/1788, nàng ra đi đột ngột tại Viên Minh Viên, hưởng thọ 55 tuổi.
Vào năm 1979, khuôn viên nơi an táng các phi tần của Càn Long có 1 ngôi mộ của 1 vị phi tần đã bị sụp lún và ngập nước. Điểm đáng nói còn nằm ở chỗ, quy cách mai táng của vị phi tử này theo kiểu cách của đạo Hồi. Đặc biệt, trên chiếc quách được tìm thấy còn có một đoạn chép kinh Koran theo ngôn ngữ của người Hồi giáo.
Thế nhưng, thi thể này chỉ lại chỉ nằm trong khuôn viên lăng mộ của vua Càn Long, vậy nên theo phán đoán thì thi thể người phụ nữ bí ẩn được tìm thấy tại lăng của Càn Long chính là của Lệnh Ý hoàng quý phi - mẹ đẻ của hoàng đế Gia Khánh mất năm 49 tuổi, cũng là người vua Càn Long thề sống chết sẽ bảo vệ đến tận cùng.
Điều bí ẩn hơn, trong lăng mộ có tổng cộng 6 ngôi mộ, duy chỉ có thi thể của Lệnh Ý hoàng quý phi sau 153 năm vẫn nguyên vẹn không thối rữa, mặt mũi vẫn như đang sống đến nay vẫn chưa có lời giải thích trong khi những phi tần khác đều hóa thành xương cốt.
Có phải đây chính là lời hứa của Càn Long dành cho người phụ nữ ông yêu thương nhất, dù sống chết cũng bảo toàn cho nàng nguyên vẹn? Thế mới hiểu thâm tình của người đàn ông quyền lực nhất phong kiến Trung Quốc đáng để trở thành giai thoại.
Nguyên Anh (Tổng hợp)