Thi tốt nghiệp THPT: Bỏ hay không bỏ?

Thi tốt nghiệp THPT: Bỏ hay không bỏ?

Thứ 4, 07/08/2013 09:40

Bỏ hay không bỏ cuộc thi tốt nghiệp THPT đang trở thành chủ đề nóng trong dư luận thời gian gần đây, nó gây tranh cãi cho nhiều chuyên gia và cả người trong cuộc.

Có ý kiến cho rằng: “ Đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì thường kết quả tốt nghiệp rất cao, không phản ánh đúng thực chất”. Nhưng có ý kiến khác lại khẳng định: 'Không thể bỏ hẳn đi một kỳ thi quan trọng như vậy, mà cần thay đổi cách thức thì và xa hơn nữa là thay đổi chương trình – SGK'. Đó đang là một vấn đề nan giải và cần đặt ra trong thời điểm này.
Nếu không thi, không thể đánh giá được chất lượng dạy và học
Báo Giáo dục Việt Nam trích phát biểu của GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: 'Không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT' mà cần thay đổi cách thức thi và xa hơn nữa là thay đổi chương trình- SGK.
Theo luật giáo dục 2005, không còn kỳ thi chuyển cấp tiểu học và THCS nữa, chỉ còn duy nhất một kỳ thì tốt nghiệp THPT, nếu bây giờ bỏ nốt kỳ thi này thì sẽ đặt ra một bài toán rất khó về kiểm soát chất lượng dạy học, chất lượng các bài kiểm tra hết môn và kiểm tra học kỳ chưa thể coi là căn cứ chính xác.
'Ở một số nước có nền giáo dục thực sự phát triển, họ học thật, thi nhẹ nhàng hơn nhưng kết quả là thật, và tất nhiên chương trình của họ cũng không nặng nề như ở nước ta', GS Thuyết nhận định.
 
Cần biết - Thi tốt nghiệp THPT: Bỏ hay không bỏ?
Nên hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?
 Theo quan điểm của GS Thuyết, có học thì phải có thi, nếu không tổ chức thi nữa thì học sinh cũng sẽ không học những môn không thi đại học. Nếu căn cứ vào học bạ để xét tốt nghiệp thì tiêu cực sẽ còn nhiều.
Chúng ta cũng không loại trừ tiêu cực sẽ nảy sinh chính từ phía các giáo viên, khi mỗi điểm số trong các bài kiểm tra đểu có ảnh hưởng tới học ba tốt nghiệp của học sinh. Nhưng quan trọng hơn nữa, thi tốt nghiệp cũng là một lần sàng lọc thí sinh trước khi vào đại học.
Tuy nhiên, có một thực tế trong quá khứ là khi thực hiện “hai không” (năm duy nhất) thì có trường tỷ lệ tốt nghiệp chỉ đạt 10%,, và rồi kéo theo rất nhiều hệ lụy phải giải quyết từ con số 90% bị trượt. Và ngay năm sau 'hai không' biến mất thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên cả nước lại vọt lên rất cao ở chính các địa phương và các trường có tỷ lệ tốt nghiệp thấp năm trước.
Để giải quyết thực trạng này, GS Thuyết chia sẻ: 'Đề thi ra theo dạng kiểm tra kiến thức hiện nay không còn phù hợp nữa, mà nên đưa vào nhiều câu hỏi mở phát huy khả năng sáng tạo, tổng hợp kiến thức của học sinh, thay vì bắt học sinh học thuộc lòng. Hơn nữa, khi giao quyền tự chủ cho các tỉnh thì vấn đề “bệnh thành tích” mà chúng ta nói nhiều năm qua cũng dễ dàng ngăn chặn hơn.
Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có cơ chết quản lý để kiểm soát chất lượng, chứ không thể thả lỏng như hiện nay rồi cuối cùng bảo là bỏ luôn kỳ thi này. Tôi vẫn luôn giữ quan điểm, có học thì phải có thi, không thi làm sao đánh giá được kiến thức của học sinh, làm sao đánh giá được chất lượng đào tạo? Mà nếu không đánh giá được thì vô cùng nguy hiểm cho tương lai đất nước'.
Cắt giảm chương trình học phổ thông
Khác với quan điểm trên, báo Dân Trí đăng ý kiến phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đồng tình với yêu cầu xem xét lại cách đánh giá kết quả giáo dục. Không thể lấy kết quả 6 môn thi tốt nghiệp để đánh giá quá trình 12 năm học.
'Đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu có thể bỏ ki thi tốt nghiệp THPT vì thường kết quả tốt nghiệp rất cao, không phải ánh đúng thực tế. Đã có năm, ngành giáo dục làm mạnh tay thì có trường tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ còn 14%, thậm chí có trường tốt nghiệp 0%... Cần xem lại khâu quản lý thi, nếu duy trì thì phái thắt chặt quản lý' – phó chủ tịch nước cũng nhận định, để 2 kì thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh cao đẳng, đại học) diễn ra gần nhau quá còn gây khổ cho nhà trường, gia đình, học sinh, tốn kém cho xã.
Khái quát chung vấn đề, bà Doan chia sẻ bản thân 'rất sốt ruột với các vấn đề của giáo dục'. 'Tại sao đất nước chậm đổi mới và nguy cơ tụt hậu trong khi lại mẫu thuẫn với số học sinh ra trường ngày một đông, lượng tiến sĩ ngày một tăng? Phải chăng chúng ta đang lãng phí một nguồn lực về giáo  dục đào tạo dù đã có đủ chủ trương, Nghị quyết?...' – phó chủ tịch nước nêu một loạt băn khoăn.
Bà Doan nhấn mạnh, đã đến lúc phải rà soát lại từng lĩnh vực, bậc học để có giải pháp cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề. Bộ GD-ĐT cần có tổng kết kỹ về hiệu quả các trường ngoài công lập để có đầu tư phù hợp. Hệ thống học phí cũng cần cân đối để không có sự bất hợp lí giữa giáo dục công - tư.
Trong đề án về chính sách đối với nhà giáo, bộ cũng đề xuất tăng lương - đây là một giải pháp nhưng cần nghiên cứu thêm các chính sách khác đối với nhà giáo ngoài tăng lương.
B.T
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.