Bất hợp lý
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, bên cạnh những mặt được thì thị trường BĐS tại TP.HCM còn đó nhiều bất cập, hạn chế. Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây đã cho thấy nhiều yếu kém khi thị trường phát triển thiếu minh bạch và ổn định. Cụ thể ông Tuấn phân tích: khi thì sản phẩm cung chưa phù hợp với cầu, khi thì sốt, cung lại vượt cầu, khi thì im ắng cả cung và cầu đều giảm… ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội của TP.
Giới đầu cơ đang khiến thị trường BĐS TP.HCM "sốt" ảo?
Đồng quan điểm, ông Phạm Thái Sơn, Phó Chủ nhiệm Đề án phát triển thị trường BĐS TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020 định hướng năm 2025 và tầm nhìn năm 2013 cho rằng, thị trường BĐS của TP.HCM có đặc điểm nổi trội chính là tính không minh bạch của thị trường. Chính điều này đã dẫn đến sự phổ biến của hiện tượng đầu cơ đối với thị trường BĐS tại TP.HCM.
Thực tế, theo tìm hiểu của PV, tại một số dự án của phân khúc thị trường dòng trung đã bị giới đầu cơ gom hết. Trong vai một người mua căn hộ, diện tích khoảng 60m2, giá khoảng 1,3 tỷ đồng/căn, PV liên hệ với một công ty phân phối dự án nhà ở tại phường Trường Thọ, Q. Thủ Đức nhưng đại diện công ty này cho biết, đã bán hết.
“Thực chất, dự án này đang trong quá trình hoàn thiện nhưng đã “bị” giới đầu cơ thu gom chờ thời phân phối lại hoặc đó chỉ là chiêu bán hàng của nhà phân phối đó mà thôi”, bà Lê Thị Phương, chuyên gia phân phối BĐS phân tích. Thực tế, theo khảo sát của Tập đoàn Đất Xanh thì trong giai đoạn 2011 – 2014 giới đầu cơ đối với thị trường BĐS chiếm 20%.
Còn thời điểm, “nóng”, “sốt” thì chiếm đến 50%. Những con số này cho thấy giới đầu cơ luôn hiện diện cho dù thị trường BĐS có khó khăn. Và chính “nguyên nhân này đã góp phần khiến cho người có nhu cầu thật về nhà ở khó tiếp cận các dự án”, ông Sơn khẳn